Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Thi làm thơ năm chữ - Năm học 2019-2020

I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ. 
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại. 
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ. 
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ. 
II. BÀI GIẢNG
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Thi làm thơ năm chữ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfvan_6_tuan_29.pdf
  • pdfVAN 6_HD_TUAN 29.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Thi làm thơ năm chữ - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VĂN 6 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) THI LÀM THƠ NĂM CHỮ I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ năm chữ. - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ. - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ. II. BÀI GIẢNG Hoạt động 1: Đặc điểm thơ năm chữ. -Thơ năm chữ là thể thơ: + Mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn. + Có nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Vần thơ thay đổi (vần liên tiếp, vần cách, vần chân, vần lưng). + Số câu cũng không hạn định. -Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi 2 câu hoặc 5, 6 câu, hoặc không chia khổ. Đoạn 1: Anh đội viên / nhìn Bác Càng nhìn / lại càng thương Người Cha / mái tóc bạc Đốt lửa / cho anh nằm
  2. Rồi Bác / đi dém chăn Từng người / từng người một Sợ cháu mình / giật thột Bác nhón chân /nhẹ nhàng Anh đội viên / mơ màng Như nằm trong / giấc mộng Bóng Bác / cao lồng lộng Ấm hơn / ngọn lửa hồng (Minh Huệ) Đoạn 2: Mỗi năm / hoa đào nở Lại thấy / ông đồ già Bày mực tài / giấy đỏ Bên phố đông / người qua. Bao nhiêu người / thuê viết Tấm tắt / ngợi khen tài: “Hoa tay / thảo những nét Như phượng múa / rồng bay”. Nhưng mỗi năm / mỗi vắng
  3. Người thuê viết / nay đâu? Giấy đỏ / buồn không thắm Mực đọng / trong nghiên sầu (Vũ Đình Liên) Đoạn 3: Em đi / như chiều đi Gọi chim vườn / bay hết Em về / tựa mai về Rừng non / xanh lộc biếc Em ở / trời trưa ở Nắng sáng / màu xanh che. (Chế Lan Viên) Hoạt động 2: Tập làm thơ năm chữ Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp như đoạn thơ sau đây: Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút lên trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót. (Trần Hữu Thung) Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập - Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ. - Tìm thêm một số đoạn thơ năm chữ mà em đã học hoặc đã đọc được, xác định vần và nhịp của các đoạn thơ đó.
  4. PHIẾU HỌC TẬP STT CÂU HỎI PHẦN TRẢ LỜI CỦA HS 1. Xác định vần và nhịp trong các đoạn thơ sau đây: a. Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp. (Trần Nguyên Đào) b. Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo. (Nguyễn Ngọc Oánh) 2. Tập làm một đoạn thơ năm chữ có nội dung, vần, nhịp tự chọn. (Gạch chân phần vần và ngắt nhịp dòng thơ.) Mẫu: Mầm non / mắt lim dim Cố nhìn / qua kẽ lá Thấy / mây bay hối hả Thấy / lất phất mưa phùn. (Võ Quảng)
  5. Dặn dò: - Ôn lại kiến thức thơ năm chữ. - Hoàn thành phiếu học tập. - Soạn bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới (SGK Ngữ văn 6, tập 2). Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sau: + Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn (MB, TB, KB). + Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày. Nêu giá trị của phép nhân hóa về cây tre trong bài văn. + Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa? + Bài văn miêu tả cây tre có những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói tre là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam? - CHÚC CÁC EM HỌC TỐT -