Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Tuấn

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Nhân vật Lục Vân Tiên:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

  Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

  Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.

  Trước gây việc dữ tại mầy,

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”

  Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

  Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

  Phong Lai trở chẳng kịp tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong…”

ppt 15 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_42_luc_van_tien_cuu_kieu_nguyet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Tuấn

  1. Nói Thơ Lục Vân Tiên
  2. TIẾT 42 VĂN BẢN (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
  3. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong ”
  4. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: a) Khi đánh cướp: - ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy xông vô. - Lời nói: bớ đảng hung đồ - Hành động: tả đột hữu xông. => Là người quả cảm, quyết xả thân vì nghĩa, không sợ hiểm nguy, coi trọng lẽ phải.
  5. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai. Tiểu thư con gái nhà ai, Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ. Chẳng hay tên họ là chi? Khuê môn phận gái việc gì đến đây? Vân Tiên nghe nói liền cười: Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì? Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
  6. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: a) Khi đánh cướp: Là người quả cảm, quyết xả thân vì nghĩa, không sợ hiểm nguy, coi trọng lẽ phải. b) Khi trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga: - Hỏi han ân cần, nghe nói động lòng - Khoan khoan chớ ra -> giữ phép tắc, gia giáo. - Làm ơn há để trông người trả ơn Làm người thế ấy cũng phi anh hùng - Quan niệm lẽ sống của người anh hùng: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Chính trực, hào hiệp thấy việc nghĩa là làm không mong đền đáp. Từ tâm, nhân hậu, khiêm tốn
  7. THẢO LUẬN - Nhóm 4, 5 HS - Thời gian: 3 phút CÂU HỎI Theo em nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo ra nhân vật Lục Vân Tiên muốn thể hiện điều gì? GỢI Ý Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lý tưởng, tác giả muốn gửi gắm niềm tin và khát vọng về trang anh hùng vì dân dẹp loạn. Qua đó bày tỏ khát khao về một xã hội công bằng, chính nghĩa.
  8. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: Cách xưng hô quân tử, tiện thiếp: khiêm nhường Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước Trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết Hành động trước ơn cứu Lạy tạ, muốn trả ơn cho Vân Tiên, mạng nguyện suốt đời gắn bó với chàng => Cô gái khuê các thùy mị, nết na, có học thức, hiếu thảo, trọng ân nghĩa, đáng quý, đáng trọng. Nét đẹp của Kiều Nguyệt Nga cũng chính là phẩm chất tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Thông qua nhân vật Nguyễn Đình Chiểu đã góp thêm vào kho tàng văn học vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Mang đến cho bạn đọc niềm tự hào về người phụ nữ nghĩa tình, luôn coi trọng ân nghĩa lên hàng đầu.
  9. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 3. Nghệ thuật đặc sắc: Câu hỏi: a. Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả qua ngoại hình, nội tâm hay cử chỉ, hành động ? b. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích ? GỢI Ý: a. Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua cử chỉ, hành động và ngôn ngữ. b. Ngôn ngữ mộc mac, giản dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
  10. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA III. TỔNG KẾT:
  11. Tiết 42: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA IV. LUYỆN TẬP: ? Hãy phân biệt sắc thái riêng của từng nhân vật trong đoạn trích qua lời thoại của họ ? (Phong Lai, Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên) Gợi ý: - Ngôn ngữ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết ở đoạn thơ đầu, lời đối thoại. - Giữa không khí của trận chiến đang sôi nổi, một bên là lời Vân Tiên phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách kiêu căng. - Đoạn thơ đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
  12. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc văn bản, ghi nhớ. Đọc thêm VB: “Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua” - Nắm nghệ thuật, nội dung. - Viết đoạn văn có độ dài từ 10 đến 15 câu nêu cảm nhận sâu sắc nhất của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. - Chuẩn bị bài : Tổng kết từ vựng (tiếp theo)