Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

1. Vùng biển nước ta 
- Bờ biển dài 3260km, rộng 1 triệu km2. 
- Vùng biển nước ta là 1 phần của biển Đông, gồm: 
+ Vùng nội thủy: từ đất liền ra đến đường cơ sở. 
+ Vùng lãnh hải: từ đường cơ sở đến vùng tiếp giáp rộng 12 hải lí. (1 hải lí = 1852m) 
+ Vùng tiếp giáp: từ lãnh hải đo ra 12 hải lí 
+ Vùng đặc quyền kinh tế: rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra vùng biển quốc tế. 
+ Thềm lục địa. 
2. Các đảo và quần đảo: xem Atlat 
3. Ý ghĩa:  
- Kinh tế: phát triển tổng hợp kinh tế biển 
- An ninh quốc phòng: bảo vệ vùng biển và đất liền VN. 
* Khó khăn: các cơn bão gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_dia_li_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfDIA 9_HD_TUAN 30.pdf

Nội dung text: Bài dạy Địa lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: ĐỊA 9 TUẦN 30 (Từ ngày 20/4/2020 đến ngày 25/04/2020) (Củng cố bài PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO) PHẦN 1. BÀI HỌC I. Biển và đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - Bờ biển dài 3260km, rộng 1 triệu km2. - Vùng biển nước ta là 1 phần của biển Đông, gồm: + Vùng nội thủy: từ đất liền ra đến đường cơ sở. + Vùng lãnh hải: từ đường cơ sở đến vùng tiếp giáp rộng 12 hải lí. (1 hải lí = 1852m) + Vùng tiếp giáp: từ lãnh hải đo ra 12 hải lí + Vùng đặc quyền kinh tế: rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra vùng biển quốc tế. + Thềm lục địa. 2. Các đảo và quần đảo: xem Atlat 3. Ý ghĩa: - Kinh tế: phát triển tổng hợp kinh tế biển - An ninh quốc phòng: bảo vệ vùng biển và đất liền VN. * Khó khăn: các cơn bão gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển 1. Khai thác và nuôi trồng chế biến hải sản a) Tiềm năng - Nhiều loài hải sản có giá trị cao. - Nhiều bãi tôm, bãi cá. - Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh – Hải Phòng và Hoàng Sa – Trường Sa. - Nhiều rừng ngập mặn, đầm phá, vũng vịnh,
  2. b) Thực trạng và khó khăn - Chủ yếu đánh bắt ven bờ, đánh bắt xa bờ và nuôi trồng còn ít. - Hải sản ven bờ cạn kiệt do khai thác quá mức. c) Phương hướng - Ưu tiên khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển. - Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản. 2. Du lịch biển – đảo a) Tiềm năng: - Có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, nhiều bãi tắm tốt. b) Thực trạng và khó khăn: - Đang phát triển nhanh nhưng chủ yếu là hoạt động tắm biển. c) Phương hướng: - Đa dạng các hoạt động du lịch trên biển đảo. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản a) Tiềm năng: nhiều khoáng sản: Muối, cát trắng, titan, dầu mỏ, khí đốt, b) Thực trạng: - Khai thác dầu khí, xuất khẩu dầu, sản xuất điện, phân đạm, làm muối. - Chưa phát triển mạnh ngành công nghiệp dầu khí. c) Phương hướng: Phát triển hóa dầu, phát triển ngành chất dẻo, sợi tổng hợp, 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển a) Tiềm năng - Có nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng. - Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. b) Thực trạng: - Đang phát triển nhanh. - Hệ thống cảng biển chưa phát triển đồng bộ, chưa hiện đại hóa. Công suất các biển còn thấp c) Phương hướng - Hiện đại hóa các cảng biển. - Phát triển dịch vụ hàng hải - Phát triển công nghiệp đóng tàu. III. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
  3. 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo - Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh. - Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Môi trường biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng Nguyên nhân: - Khai thác quá mức, đánh bắt vô tổ chức, mang tính hủy diệt. - Các chất độc hại theo nước sông đổ ra biển. - Các hoạt động giao thông biển - Tràn dầu khí Hậu quả: làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. 2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. - Chuyển hướng khai thác hải sản ven bờ sang khai thác ca bờ. - Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, các rạn san hô và các nguồn lợi hải sản. - Phòng chống ô nhiễm biển. PHẦN II. BÀI TẬP Câu 1. Quan sát H38.1, nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta? - Nội thủy: - Lãnh hải: - Vùng tiếp giáp lãnh hải: - Vùng đặc quyền kinh tế: - Vùng thềm lục địa: Câu 2. Hãy nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển ở nước ta? * Giao thông vận tải biển: * Du lịch biển – đảo:
  4. * Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản: * Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Câu 3. Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo sẽ dẫn tới những hậu quả gì? * Nguyên nhân: + Sự giảm sút tài nguyên biển đảo do: - - - - + Ô nhiễm môi trường biển đảo do: - - - * Hậu quả: - - - Câu 4. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Sản lượng thủy sản của ĐBSCL và cả nước (nghìn tấn) 1995 2009 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 2 804,2 Cả nước 1 584,4 4 847,6 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sản lượng thủy sản của ĐBSCL và cả nước. b. Tại sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? PHẦN III. DẶN DÒ - Củng cố lại tất cả nội dung bài học: Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguy6en, môi trường biển đảo. - Xem lại cách vẽ các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường.