Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II các môn Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (2 điểm)
1. Ai đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh xâm lược?
a. Lê Lợi 
b. Hồ Quý Ly
c. Nguyễn Trãi 
d. Trần Hưng Đạo
2. Tây Đô là nơi đặt kinh đô nước ta vào thời:
a. Nhà Trần 
b. Nhà Hồ 
c. Nhà Hậu Lê 
d. Nhà Nguyễn
3. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long để:
a. bàn việc thống nhất đất nước. 
b. lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
c. lật đổ chính quyền họ Nguyễn. 
d. tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
4. Để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội, vua Lê Thánh Tông đã:
a. bãi bỏ một số chức quan cao cấp. 
b. lập ra các bộ và các viện giúp việc cho vua.
c. trực tiếp chỉ huy quân đội. 
d. cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức.
pdf 24 trang Hạnh Đào 09/12/2023 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II các môn Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_ii_cac_mon_lop_4_truong_tieu.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II các môn Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. Số KTĐK CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: . báo Môn KHOA HỌC – LỚP 4 danh Ngày 2/5/2013 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự PHẦN I: Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3 điểm) 1. Trong không khí, thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của sinh vật là: a. ô-xi b. ni-tơ c. các-bô-nic d. tất cả các loại khí 2. Sự cháy sẽ diễn ra liên tục khi: a. không khí được lưu thông b. khí ô-xi bị mất đi c. xung quanh ngọn lửa không có gió d. không khí có nhiều ni-tơ 3. Nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh vào khoảng: a. 1000C b. 400C c. 370C d. 00C 4. Nhóm con vật nào dưới đây là loài ăn tạp? a. trâu, bò, lợn b. lợn, gà, vịt c. vịt, thỏ, sóc d. sóc, hươu, ngựa 5. Lần đầu tiên âm thanh được ghi lại và phát ra là nhờ phát minh của nhà bác học nào? a. Tô-mát Ê-đi-xơn b. I-sa-ác Niu-tơn c. Ma-ri Quy-ri d. An-be Anh-xtanh 6. Để quang hợp và hô hấp, thực vật cần có: a. ánh sáng b. khí các-bô-nic c. khí ô-xi d. không khí 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để cho thấy ánh sáng rất cần cho sự sống. (2 điểm) Thực vật cần ánh sáng để , loài vật cần ánh sáng để di chuyển, và . Nhờ ánh sáng mặt trời, con người sống khoẻ mạnh và có thể cảm nhận được
  2.  8. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống để hoàn chỉnh sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật (2 điểm) Hấp thụ Thải ra . . . Động vật . . . 9. Hiện nay, hành tinh của chúng ta đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Theo em, chúng ta có thể làm gì để giữ gìn bầu không khí trong sạch? (2 điểm) 10. Âm thanh có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Hãy nêu vài ví dụ cho thấy bản thân em rất cần đến âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày. (1 điểm)
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC 4 KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2012 – 2013 PHẦN I: Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (0.5 điểm/câu) 1. Trong không khí, thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của sinh vật là: a. ô-xi b. ni-tơ c. các-bô-nic d. tất cả các loại khí 2. Sự cháy sẽ diễn ra liên tục khi: a. không khí được lưu thông b. khí ô-xi bị mất đi c. xung quanh ngọn lửa không có gió d. không khí có nhiều ni-tơ 3. Nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh vào khoảng: a. 1000C b. 400C c. 370C d. 00C 4. Nhóm con vật nào dưới đây là loài ăn tạp? a. trâu, bò, lợn b. lợn, gà, vịt c. vịt, thỏ, sóc d. sóc, hươu, ngựa 5. Lần đầu tiên âm thanh được ghi lại và phát ra là nhờ phát minh của nhà bác học nào? a. Tô-mát Ê-đi-xơn b. I-sa-ác Niu-tơn c. Ma-ri Quy-ri d. An-be Anh-xtanh 6. Để quang hợp và hô hấp, thực vật cần có: a. ánh sáng b. khí các-bô-nic c. khí ô-xi d. không khí 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để cho thấy ánh sáng rất cần cho sự sống. (2 điểm) Thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống (0.5 điểm), loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm kiếm thức ăn (0.5 điểm) và phát hiện những nguy hiểm cần tránh (0.5 điểm). Nhờ ánh sáng mặt trời, con người sống khoẻ mạnh và có thể cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên (0.5 điểm).
  4.  II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (2 điểm) 1. Nơi có sản lượng thủy sản lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng Bắc Bộ b. Đồng bằng Nam Bộ c. Đồng bằng duyên hải miền Trung d. Trung du Bắc Bộ 2. Một trong những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: a. Hội Lim b. Lễ hội Tháp Bà c. Hội Gióng d. Hội xuân núi Bà 3. Thành phố Hồ Chí Minh được vinh dự mang tên Bác vào năm: a. 1945 b. 1954 c. 1975 d. 1976 4. Tỉnh/Thành phố nào có nhiều vườn cây ăn trái, chợ nổi trên sông và vườn cò Bằng Lăng? a. Cần Thơ b. Hậu Giang c. Tiền Giang d. Vĩnh Long 5. Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta? (2 điểm) 6. Nếu được hướng dẫn khách tham quan thành phố Hồ Chí Minh, em sẽ giới thiệu những gì về thành phố thân yêu của em? (1 điểm)
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 4 KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2012 – 2013 I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (0.5 điểm/câu) 1. Ai đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh xâm lược? a. Lê Lợi b. Hồ Quý Ly c. Nguyễn Trãi d. Trần Hưng Đạo 2. Tây Đô là nơi đặt kinh đô nước ta vào thời: a. Nhà Trần b. Nhà Hồ c. Nhà Hậu Lê d. Nhà Nguyễn 3. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long để: a. bàn việc thống nhất đất nước. b. lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. c. lật đổ chính quyền họ Nguyễn. d. tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 4. Để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội, vua Lê Thánh Tông đã: a. bãi bỏ một số chức quan cao cấp. b. lập ra các bộ và các viện giúp việc cho vua. c. trực tiếp chỉ huy quân đội. d. cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức. 5. Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào? Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược? (2 điểm) Từ giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu (0.5 điểm). Năm 1400, Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. (0.5 điểm) Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến (0.5 điểm) mà chỉ dựa vào quân đội (0.5 điểm) nên đã không chống nổi quân Minh xâm lược. 6. Em biết gì về kiến trúc độc đáo của kinh thành Huế? (1điểm) HS nêu được 2 ý trở lên về kiến trúc độc đáo của kinh thành Huế thì đạt 1 điểm. II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (0.5 điểm/câu) 1. Nơi có sản lượng thủy sản lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng Bắc Bộ b. Đồng bằng Nam Bộ c. Đồng bằng duyên hải miền Trung d. Trung du Bắc Bộ 2. Một trong những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: a. Hội Lim b. Lễ hội Tháp Bà c. Hội Gióng d. Hội xuân núi Bà
  6. 3. Thành phố Hồ Chí Minh được vinh dự mang tên Bác vào năm: a. 1945 b. 1954 c. 1975 d. 1976 4. Tỉnh/Thành phố nào có nhiều vườn cây ăn trái, chợ nổi trên sông và vườn cò Bằng Lăng? a. Cần Thơ b. Hậu Giang c. Tiền Giang d. Vĩnh Long 5. Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta? (2 điểm) Các ý cần có: (0.5 điểm/ý) - Kho muối vô tận - Nhiều khoáng sản, hải sản quý - Điều hòa khí hậu - Nhiều bãi biển, nhiều vũng vịnh thuận lợi phát triển du lịch 6. Nếu được hướng dẫn khách tham quan thành phố Hồ Chí Minh, em sẽ giới thiệu những gì về thành phố thân yêu của em? (1 điểm) HS nêu được 2 ý trở lên về những đặc điểm của TP. HCM thì đạt 1 điểm.
  7. Số KTĐK CUỐI HỌC KÌ 2 - NH 2012 - 2013 Trường Tiểu học: báo Môn TOÁN – LỚP 4 danh Ngày 6/5/2013 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp: Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thoi? 1 2 3 4 a. Hình 1 b. Hình 2 c. Hình 3 d. Hình 4 2 2. Tổng của hai số là 105, tỉ số của hai số đó là . Vậy hai số đó là: 3 a. 21 và 42 b. 21 và 63 c. 21 và 84 d. 42 và 63 3. Vườn rau của trường em có chiều dài 20m. Vậy trên bản đồ tỉ lệ 1:500, chiều dài của vườn rau là: a. 40cm b. 20cm c. 5cm d. 4cm 4. Một hình thoi có độ dài hai dường chéo là 12dm và 6dm. Diện tích của hình thoi đó là: a. 72dm2 b. 36dm2 c. 18dm2 d. 9dm2 B. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 20 tấn 13 kg = 2013kg 230 phút = 3 giờ 50 phút PH ẦN II: /7đ Bài 1: / 1đ Tìm số trung bình cộng của các số sau: 264; 148; 121 và 35 . . . 7 Bài 2: /1đ Tìm biết: : = 22 11 . . .
  8. THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT Bài 3: ./2đ Tính giá trị biểu thức: 6 3 6 7 1 - : 2 x + 7 14 5 8 4 Bài 4: ./2đ Để trang trí sân khấu trong Ngày hội Tuổi thơ, người ta dùng số bong bóng màu nhiều hơn bong bóng trắng là 250 cái. Tính số bong bóng mỗi loại, biết rằng số bong bóng màu bằng 5 số bong bóng trắng. 3 Bài 5: /1đ Tính chiều cao của một hình bình hành có diện tích là 5dm2 và cạnh đáy là 25cm.
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN 5 KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2012 – 2013 PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thoi? 1 2 3 4 a. Hình 1 b. Hình 2 c. Hình 3 d. Hình 4 2 2. Tổng của hai số là 105, tỉ số của hai số đó là . Vậy hai số đó là: 3 a. 21 và 42 b. 21 và 63 c. 21 và 84 d. 42 và 63 3. Vườn rau của trường em có chiều dài 20m. Vậy trên bản đồ tỉ lệ 1:500, chiều dài của vườn rau là: a. 40cm b. 20cm c. 5cm d. 4cm 4. Một hình thoi có độ dài hai dường chéo là 12dm và 6dm. Diện tích của hình thoi đó là: a. 72dm2 b. 36dm2 c. 18dm2 d. 9dm2 B. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 20 tấn 13 kg = 2013kg S 230 phút = 3 giờ 50 phút Đ PH ẦN II: /7đ Bài 1: / 1đ Tìm số trung bình cộng của các số sau: 264; 148; 121 và 35 (264 + 148 + 121 + 35) : 4 = 142 Phép tính đúng: 0.5 điểm ; kết quả đúng: 0.5 điểm 7 Bài 2: /1đ Tìm biết: : = 22 11 = 22 x (0.5 điểm) = (0.5 điểm)
  10. Bài 3: ./2đ Tính giá trị biểu thức: 6 3 6 7 1 - : 2 x + 7 14 5 8 4 - Mỗi bước tính đúng đạt 0.5 điểm - 2 lần không rút gọn phân số: trừ 0.5 điểm Bài 4: ./2đ Để trang trí sân khấu trong Ngày hội Tuổi thơ, người ta dùng số bong bóng màu nhiều hơn bong bóng trắng là 250 cái. Tính số bong bóng mỗi loại, biết rằng số bong bóng màu bằng 5 số bong bóng trắng. 3 Các bước tính cần có: Vẽ sơ đồ 0.5 điểm Tìm giá trị một phần 0.5 điểm Tìm số bong bóng màu 0.5 điểm Tìm số bong bóng trắng 0.5 điểm Bài 5: ./1đ Tính chiều cao của một hình bình hành có diện tích là 5dm2 và cạnh đáy là 25cm. Các bước tính cần có: Đổi đơn vị 0.5 điểm Tính chiều cao hình bình hành 0.5 điểm Lưu ý chung cho bài 4 và 5: - Lời giải phải phù hợp với phép tính mới đạt 0.5 điểm - Thiếu hoặc sai đáp số: trừ 0.5 điểm - Thiếu hoặc sai đơn vị 2 lần trở lên: trừ 0.5 điểm
  11. Số KTĐK CUỐI HỌC KÌ II - NH 2012 - 2013 Trường Tiểu học . báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 4 danh KIỂM TRA ĐỌC Họ tên: Ngày 9/5/2013 Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự A. ĐỌC THẦM: Nhà địa lí học (Bài in riêng) B. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 1. Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau: a. Bài “Đường đi Sa Pa” (sách TV lớp 4/ tập 2, trang 102 ) Đoạn 1 : “Xe chúng tôi liễu rủ.” Đoạn 2 : “Buổi chiều cành đào, lê, mận.” b. Bài “Ăng-co Vát” ( sách TV lớp 4/ tập 2 trang 123 ) Đoạn 1 : “Ăng-co Vát kiến trúc cổ đại.” Đoạn 2 : “Toàn bộ khu đền từ các ngách.” c. Bài “Vương quốc vắng nụ cười” (tiếp theo) (sách Tiếng Việt lớp 4/ tập 2, trang 143) Đoạn 1 : “Cả triều đình lau miệng ạ.” Đoạn 2 : “Nhà vua gật gù nguy cơ tàn lụi.” 2. Giáo viên nêu 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc và yêu cầu học sinh trả lời . Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ , rõ ràng / 1 đ 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) / 1 đ 3. Giọng đọc có biểu cảm / 1 đ 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu / 1 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu / 1 đ Cộng / 5 đ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ * HƯỚNG DẪN KIỂM TRA : GV ghi tên đoạn văn, số trang trong SGK TV 4, tập 2 vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó. * HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ : 1. Đọc sai từ 1 đến 3 tiếng : trừ 0,5 điểm, đọc sai 4 tiếng trở đi : trừ 1 điểm 2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : trừ 0,5 điểm Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : trừ 1 điểm 3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 0,5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 1 điểm 4. Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1 phút đến 2 phút : trừ 0,5 điểm Đọc quá 2 phút : trừ 1 điểm 5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm
  12.  Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Nhà địa lí học ” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6) Câu 1: Mẹ Minh Gia rất vui khi chuẩn bị bữa ăn tối vì: /0,5đ a. có món ăn mà cậu rất thích. b. cậu về nhà sớm hơn thường lệ. c. thấy cậu chăm chỉ học tập. d. bố cậu vừa đi công tác về. Câu 2: Khi vào phòng, mẹ Minh Gia ngạc nhiên vì thấy cậu đang: /0,5đ a. xem bản đồ. b. làm một bài tập rất lạ. c. hí hoáy vẽ. d. nằm bò trên bàn làm bài tập. Câu 3: Minh Gia hớn hở khoe với bố mẹ điều gì? /0,5đ a. Cô giáo khen cậu thông minh. b. Các bạn háo hức được xem bản đồ do cậu vẽ. c. Cậu vẽ xong tấm bản đồ nhà mình. d. Cậu phát hiện có sáu con đường từ nhà đến trường. Câu 4: Hành động hoặc thái độ nào của cô giáo khiến Minh Gia ngạc nhiên? /0.5đ a. Muốn mua tấm bản đồ của cậu. b. Tự hào về tấm bản đồ của cậu. c. Xem tấm bản đồ của cậu rất kĩ. d. Đoán rằng cậu sẽ là nhà địa lí học nổi tiếng. Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy Minh Gia là một cậu bé như thế nào? /0.5đ a. vui tính, tinh nghịch. b. rất thuộc các bài học môn Địa lí. c. thích vẽ, thích đi du lịch. d. thông minh, thích tìm tòi, khám phá. Câu 6: Câu văn nào dưới đây thuộc kiểu câu khiến? / 0.5đ a. Gia xuống ăn cơm đi con. b. Lời cô giáo làm Minh Gia sung sướng quá! c. Con vẽ bản đồ gì thế? d. Không phải bài tập, tấm bản đồ đấy ạ! Câu 7: Chọn và viết lại một câu trong bài có trạng ngữ chỉ thời gian. Gạch dưới trạng ngữ /1đ của câu đó. Câu 8: Đặt 1 câu cảm biểu lộ sự thán phục của em đối với bạn Minh Gia trong câu chuyện /1đ trên.
  13. Số KTĐK GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP danh KIỂM TRA VIẾT Họ tên: Ngày /10/2012 Thời gian: phút Học sinh lớp: Giám thị Số mật mã Số thứ tự  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự / 5đ I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): Thời gian 15 phút. Bài “Buổi sớm trên cánh đồng.” (Sách Tiếng Việt tập 1, trang 14), học sinh viết tựa bài, đoạn “Từ làng trắng muốt”.
  14.  / 5đ II. TẬP LÀM VĂN: ( phút) Đề bài Bài làm
  15. Nhà địa lí học Thấy Minh Gia vừa vào nhà đã lên phòng làm bài tập, mẹ rất vui, mẹ vội chuẩn bị bữa tối thật ngon cho con trai. - Gia xuống ăn cơm đi con. – Ba mẹ cùng đẩy cửa vào và thấy Minh Gia đang nằm bò trên bàn hí hoáy vẽ những đường ngoằn ngoèo. - Bài tập gì vậy con? - Mẹ ngạc nhiên hỏi. - Không phải bài tập, tấm bản đồ đấy ạ! – Gia đáp. - Con vẽ bản đồ gì thế? – Đến lượt ba tròn mắt hỏi cậu. Minh Gia hớn hở đáp: - Con mới phát hiện một điều, có đến sáu con đường dẫn từ nhà tới trường đấy. Con đã đặt tên cho sáu con đường này rồi: đường Nguyên Soái, đường Tướng Quân, Ba giúp Minh Gia in tấm bản đồ ra mười bản. Khoái chí, Gia xem tới xem lui rồi cất kĩ vào cặp để ngày mai tặng bạn. Vừa nhìn thấy những tấm bản đồ, cô giáo nói: - Cô muốn mua một tấm bản đồ nhà em. Minh Gia ngạc nhiên quá đỗi, chỉ biết tròn mắt nhìn cô. - Tấm bản đồ này do học trò của cô vẽ nên cô thấy tự hào lắm! Cô giáo đón tấm bản đồ xem rất tỉ mỉ. Xem xong, cô tươi cười bảo: - Thật tuyệt! Sau này, em sẽ trở thành nhà địa lí học nổi tiếng đấy. Lời cô giáo làm Minh Gia sung sướng quá! Theo Trịnh Xuân Hoa Nhà địa lí học Thấy Minh Gia vừa vào nhà đã lên phòng làm bài tập, mẹ rất vui, mẹ vội chuẩn bị bữa tối thật ngon cho con trai. - Gia xuống ăn cơm đi con. – Ba mẹ cùng đẩy cửa vào và thấy Minh Gia đang nằm bò trên bàn hí hoáy vẽ những đường ngoằn ngoèo. - Bài tập gì vậy con? - Mẹ ngạc nhiên hỏi. - Không phải bài tập, tấm bản đồ đấy ạ! – Gia đáp. - Con vẽ bản đồ gì thế? – Đến lượt ba tròn mắt hỏi cậu. Minh Gia hớn hở đáp: - Con mới phát hiện một điều, có đến sáu con đường dẫn từ nhà tới trường đấy. Con đã đặt tên cho sáu con đường này rồi: đường Nguyên Soái, đường Tướng Quân, Ba giúp Minh Gia in tấm bản đồ ra mười bản. Khoái chí, Gia xem tới xem lui rồi cất kĩ vào cặp để ngày mai tặng bạn. Vừa nhìn thấy những tấm bản đồ, cô giáo nói: - Cô muốn mua một tấm bản đồ nhà em. Minh Gia ngạc nhiên quá đỗi, chỉ biết tròn mắt nhìn cô. - Tấm bản đồ này do học trò của cô vẽ nên cô thấy tự hào lắm! Cô giáo đón tấm bản đồ xem rất tỉ mỉ. Xem xong, cô tươi cười bảo: - Thật tuyệt! Sau này, em sẽ trở thành nhà địa lí học nổi tiếng đấy. Lời cô giáo làm Minh Gia sung sướng quá! Theo Trịnh Xuân Hoa
  16. Số KTĐK CUỐI HỌC KÌ II - NH 2012 - 2013 Trường Tiểu học báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 4 danh KIỂM TRA VIẾT Họ tên: Ngày 9/5/2013 Thời gian: 55 phút Học sinh lớp: Giám thị Số mật mã Số thứ tự  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự / 5đ I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): (15 phút) Bài “Con chuồn chuồn nước” (Sách Tiếng Việt tập 2, trang 127), học sinh viết tựa bài và đoạn “Ôi chao lướt nhanh trên mặt hồ.”
  17.  / 5đ II. TẬP LÀM VĂN: (40 phút) Đề bài: Cuộc sống trên hành tinh chúng ta không thể thiếu các loài vật. Hãy tả một con vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người mà em biết. Bài làm
  18. TRƯỜNG TIẺU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4 KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2012 – 2013 Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Nhà địa lí học ” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6) Câu 1: Mẹ Minh Gia rất vui khi chuẩn bị bữa ăn tối vì: /0,5đ a. có món ăn mà cậu rất thích. b. cậu về nhà sớm hơn thường lệ. c. thấy cậu chăm chỉ học tập. d. bố cậu vừa đi công tác về. Câu 2: Khi vào phòng, mẹ Minh Gia ngạc nhiên vì thấy cậu đang: /0,5đ a. xem bản đồ. b. làm một bài tập rất lạ. c. hí hoáy vẽ. d. nằm bò trên bàn làm bài tập. Câu 3: Minh Gia hớn hở khoe với bố mẹ điều gì? /0,5đ a. Cô giáo khen cậu thông minh. b. Các bạn háo hức được xem bản đồ do cậu vẽ. c. Cậu vẽ xong tấm bản đồ nhà mình. d. Cậu phát hiện có sáu con đường từ nhà đến trường. Câu 4: Hành động hoặc thái độ nào của cô giáo khiến Minh Gia ngạc nhiên? /0.5đ a. Muốn mua tấm bản đồ của cậu. b. Tự hào về tấm bản đồ của cậu. c. Xem tấm bản đồ của cậu rất kĩ. d. Đoán rằng cậu sẽ là nhà địa lí học nổi tiếng. Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy Minh Gia là một cậu bé như thế nào? /0.5đ a. vui tính, tinh nghịch. b. rất thuộc các bài học môn Địa lí. c. thích vẽ, thích đi du lịch. d. thông minh, thích tìm tòi, khám phá. Câu 6: Câu văn nào dưới đây thuộc kiểu câu khiến? / 0.5đ a. Gia xuống ăn cơm đi con. b. Lời cô giáo làm Minh Gia sung sướng quá! c. Con vẽ bản đồ gì thế? d. Không phải bài tập, tấm bản đồ đấy ạ! Câu 7: Chọn và viết lại một câu trong bài có trạng ngữ chỉ thời gian. Gạch dưới trạng ngữ /1đ của câu đó. HS chọn và viết đúng một câu trong bài có trạng ngữ chỉ thời gian. (0,5đ) Gạch dưới trạng ngữ của câu đó. (0,5đ) Câu 8: Đặt 1 câu cảm biểu lộ sự thán phục của em đối với bạn Minh Gia trong câu chuyện. /1đ Yêu cầu về đặt câu: HS viết đúng kiểu câu cảm về nội dung và hình thức: + Nội dung: thể hiện được sự thán phục đối với bạn Minh Gia trong câu chuyện; câu rõ nghĩa (0,5đ) + Hình thức: dùng từ chính xác; đầu câu viết hoa; cuối câu có dấu chấm than; không có lỗi chính tả; có dấu phẩy tách từ chỉ cảm xúc ở đầu câu (nếu có) (0,5đ) Không đạt yêu cầu về nội dung: trừ 1đ Không đạt 2 trong số 5 yêu cầu về hình thức: trừ 0.5đ
  19. CHÍNH TẢ : ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm - Sai1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm, những lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không sạch sẽ : trừ 0,5 điểm toàn bài. Trừ tối đa 4,5 điểm toàn bài. TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm ) A – Yêu cầu : 1. Thể loại: văn miêu tả 2. Nội dung: Học sinh viết được một bài văn tả một con vật có dịp quan sát, các chi tiết học sinh chọn lọc để phải phù hợp với đặc điểm của con vật được chọn, thể hiện rõ kỹ năng quan sát, miêu tả, và nói được lợi ích của con vật đó đối với đời sống con người. 3.Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, biết dùng từ gợi tả, lời văn sinh động, tự nhiên - Diễn đạt thành câu lưu loát, biết liên kết các câu cho ý mạch lạc. - Viết đúng chính tả - Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ. B - Biểu điểm : * Điểm 4,5 – 5 : bài làm hay, lời văn sinh động * Điểm 3,5 – 4 : thực hiện đầy đủ các yêu cầu ở mức độ khá, đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 2 lỗi chung. * Điểm 2,5 – 3 : các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, không quá 4 lỗi chung. * Điểm 1,5 – 2 : bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, lặp từ * Điểm 0,5 – 1 : bài làm lạc đề, sai thể loại, viết dở dang Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. Lưu ý : Trong quá trình chấm, giáo viên ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp học sinh nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo.