Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 1: (5,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

     a) Vào những ngày nào trong năm thì hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? Tại sao các mùa ở miền Nam nước ta lại không rõ rệt ? 

     b) Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cà Mau trên bản đồ đo được là 5,7 cm. Trên thực tế khoảng cách ấy là bao nhiêu km nếu bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000?

doc 5 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 5840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truo.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn: Địa lí 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: a) Vào những ngày nào trong năm thì hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? Tại sao các mùa ở miền Nam nước ta lại không rõ rệt ? b) Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cà Mau trên bản đồ đo được là 5,7 cm. Trên thực tế khoảng cách ấy là bao nhiêu km nếu bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000? c) Giả sử có một trận bóng đá giao hữu giữa Việt Nam và Bra-xin diễn ra ở thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 01/03/2016. Các nước đều truyền hình trực tiếp trận bóng đá này. Hãy tính giờ và ngày, tháng truyền hình trực tiếp của các nước: LB Nga (450Đ), Nhật Bản (1390Đ), Bra-xin (450T), Hoa Kì (1200T). Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long? Chúng ta cần phải làm gì để sống chung với lũ lâu dài và bền vững? Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (đơn vị %) Nhóm 1979 1989 1999 2002 2012 0 - 14 42,5 39,9 33,2 30,2 24,1 15 - 59 50,4 52,9 58,7 61,1 66,2 > 60 7,1 7,2 8,1 8,7 9,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi? b) Sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Câu 4: (5,0 điểm) Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? Câu 5: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011 (Đơn vị: nghìn tấn) Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 108,7 81,3 Khai thác 263,7 713,9 a) So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. b) Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng? Hết (Học sinh được sử dụng máy tính cầm tay và At lát Địa lí Việt Nam)
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn: Địa lí 9 Câu Đáp án Thang điểm a) Vào các ngày 21/3 (xuân phân) và 23/09 (thu phân), hai nửa 1,0 cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau. Miền Nam nước ta nằm gần xích đạo nên khi nửa cầu Bắc và 1,0 nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời thì lượng ánh sáng và nhiệt nhận được trong hai thời kì đó chênh nhau không nhiều lắm. Khí hậu quanh năm đều nóng, các mùa không rõ rệt. b) Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cà Mau là: 285 1,0 Câu 1 km. c) Giờ và ngày, tháng truyền hình trực tiếp của các nước như 2,0 sau: Nước Kinh độ Giờ Ngày, tháng LB Nga 450Đ 04 giờ 30 phút 01/03/2016 Nhật Bản 1390Đ 10 giờ 30 phút 01/03/2016 Bra-xin 450T 10 giờ 30 phút 29/02/2016 Hoa Kì 1200T 05 giờ 30 phút 29/02/2016 * Thuận lợi: 1,0 - Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng. - Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng. - Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn. - Giao thông trên kênh rạch. * Khó khăn: 1,0 - Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài. - Phá hoại nhà cửa, vườn tược, mùa màng. - Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường. - Làm chết người, gia súc. Câu 2 * Những việc cần làm để sống chung với lũ lâu dài và bền 1,0 vững: - Chủ động, sẵn sàng vật tư, phương tiện, lương thực, thực phẩm, thuốc men trước mùa lũ. - Xây dựng cơ cấu kinh tế và nếp sống phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa. - Xây dựng các công trình phân lũ, thoát lũ nhanh. - Xây dựng khu tập trung dân cư an toàn có kiến trúc phù hợp (nhà nổi, làng nổi). - Phối hợp hoạt động với các nước trong Ủy ban sông Mê Công để dự báo chính xác và sử dụng hợp lí các nguồn lợi sông Mê
  3. Công. a) Nhận xét và giải thích: 1,5 * Nhận xét: - Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 -14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 24,1% (năm 2012). - Tỉ lệ nhóm tuổi tử 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 66,2% (năm 2012). - Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 9,7% (năm 2012). Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. * Nguyên nhân: 0,75 - Tỉ lệ từ 0 - 14 ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sánh dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình ngày càng được nâng cao. Câu 3 - Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó. - Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng. b) Ảnh hưởng: 0,75 - Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, cũng cần được quan tâm giải quyết. - Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn. - Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. a) Thuận lợi: 2,0 * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở nước ta. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất cơ giới hóa. - Đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao, thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực. Câu 4 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ. - Tài nguyên nước rất phong phú nhờ có hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, thuận lợi cho việc tưới tiêu. * Điều kiện kinh tế - xã hội: 2,0 - Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản
  4. xuất lương thực phong phú, đặc biệt là trồng lúa nước. - Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất lương thực đã hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, dịch vụ kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, Đã hình thành mạng lưới các cơ sở chế biến sản phẩm cây lương thực. - Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. b) Khó khăn: 1,0 - Địa hình có nhiều ô trũng, nhiều nơi đất đã bị bạc màu. - Vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, - Vùng chịu sức ép nặng nề của dân số. - Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư. a) So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai 1,5 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: - Tổng sản lượng thủy sản Duyên hải Nam Trung Bộ (795,2 nghìn tấn) lớn hơn Bắc Trung Bộ (372,4 nghìn tấn), lớn gấp 2,1 lần. - Sản lượng thủy sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ (713,9 nghìn tấn) lớn hơn Bắc Trung Bộ (263,7 nghìn tấn), lớn gấp 2,7 lần. - Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng (chiếm 29,2%) trong tổng sản lượng thủy sản cao hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm 10,2%); nhiều gấp 2,9 lần. Câu 5 b) Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng: * Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn 1,5 hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn: - Có đường bờ biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển. - Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn. - Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh
  5. trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn ở Bắc Trung Bộ. - Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản. - Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản, * Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do có 1,0 nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt,