Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 31+32 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng:

1/Kiến thức: 

- Bổ sung và nâng cao những kiến thức về ĐLTN. Có được các kiến thức về địa lí Cà Mau

- Phát triển năng lực nhận thứcvà vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Liên hệ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.

2/Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức vào thực tế.

3/Thái độ:

- Giáo dục các em có ý thức tham gia xây dựng địa phương, góp phần xây dựng bảo vệ quê hương đất nước.

4/Năng lực hình thành:         

          - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

         - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II/CHUẨN BỊ GV - HS:

1/GV chuẩn bị: 

         - Bản đồ ĐLTN vùng ĐBSCL.      

          - Lược đồ các loại đất chính ở Cà Mau.          

2/HS chuẩn bị: 

- Đọc trước bài, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.

doc 7 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 31+32 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_3132_nam_hoc_2020_2021_duong_thi_t.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 31+32 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga

  1. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 10//04/2021 Tuần: 31 Tiết: 49 BÀI 41: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (ĐỊA LÍ CÀ MAU) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Bổ sung và nâng cao những kiến thức về ĐLTN. Có được các kiến thức về địa lí Cà Mau - Phát triển năng lực nhận thứcvà vận dụng kiến thức vào thực tế. - Liên hệ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước. 2/Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3/Thái độ: - Giáo dục các em có ý thức tham gia xây dựng địa phương, góp phần xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. 4/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Bản đồ ĐLTN vùng ĐBSCL. - Lược đồ các loại đất chính ở Cà Mau. 2/HS chuẩn bị: - Đọc trước bài, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Kiểm tra bài cũ:(2’) - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các em. 2/Khởi động:(5’) Mục tiêu: Trình bày những hiểu biết của em về Cà Mau (VTĐL, ĐKTN và TNTN). - Trình bày một vài hiểu biết của em về Cà Mau ( VTĐL, ĐKTN và TNTN)? 3/Hình thành kiến thức:(33’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 185
  2. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(15’)1/VTĐL, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính: Mục tiêu: Xác định được VTĐL và phạm vi lãnh thổ của Cà Mau. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cặp đôi: Dựa a) Vị trí và lãnh thổ: trên thông tin đã tìm hiểu được trả lời câu - Cà Mau nằm ở cực Nam của Tổ hỏi. quốc, có ranh giới chung với hai tỉnh: + Phạm vi lãnh thổ? Diện tích? Kiên Giang và Bạc Liêu, giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan. - Diện tích: 5331,7 km2. + Ý nghĩa của VTĐL đối với sự phát triển - Rất thuận lợi cho nền kinh tế phát kinh tế - xã hội? triển. - Liên hệ địa phương: ba mặt giáp biển. b) Sự phân chia hành chính: + Quá trình hình thành tỉnh? - Tỉnh hình thành ngày 01/01/1997. + Các đơn vị hành chính? - Gồm 1 TP, 8 huyện. - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. *HĐ2:(18’)2/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cà Mau. - GV : Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Bằng kiến thức đã học, kết hợp thông tin đã sưu tầm. + Tìm hiểu về ĐKTN và TNTN của Cà Mau? - HS: Dùng kĩ thuật mảnh ghép trình bày ý kiến của nhóm mình nhận xét, bổ sung kết luận chung. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. a) Địa hình: +Những đặc điểm chính của địa hình tỉnh Cà Mau? - Là kết quả của quá trình bồi tụ phù sa của sông Cửu Long tạo nên, bề mặt bằng phẳng (cao từ 0m - 3m so với mực nước biển). + Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội? - Dân tập trung đông, nền kinh tế phát triển mạnh (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp). b) Khí hậu: + Nét đặc trưng về khí hậu tỉnh Cà Mau? - Khí hậu cận xích đạo, nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình 260C. Có hai mùa khí hậu: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. + Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? - Nền nông nghiệp phát triển mạnh: Gần 1 triệu tấn lương thực/ năm (lúa, hoa màu, cây lương thực). c) Thủy văn: + Mạng lưới sông ngòi? Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất? Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 186
  3. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông lớn, nước sâu, thuận lợi cho GTVT, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển. + Nguồn nước ngầm? - Lượng nước ngầm lớn, khai thác để phục vụ cho sản xuất và đời sống, chất lượng nước tương đối sạch. d) Thổ nhưỡng: + Các loại thổ nhưỡng? Đặc điểm, phân bố thổ nhưỡng? Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất? Hiện trạng sử dụng? - Đất phù sa mới thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển rừng ngập mặn. - Đất nông nghiệp: trồng rừng. e) Tài nguyên sinh vật: + Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên? - Diện tích rừng 130.000 ha: rừng ngập mặn và rừng tràm. + Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng? - Cà Mau có nhiều sân chim, vườn chim tại lâm viên 19/5 (TP Cà Mau). f) Các loại khoáng sản: + Các loại khoáng sản? Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế? - Dầu khí: Phát triển khu công nghiệp lớn khu khí - điện - đạm. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng nền kinh tế phát triển mạnh. 4/Luyện tập:(4’) Mục tiêu: Đánh giá được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải thích được thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. a) Đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? b) Thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài mới, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài 42. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 187
  4. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 10/04/2021 Tuần: 50 Tiết: 32 BÀI 42: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (ĐỊA LÍ CÀ MAU) (tt) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Bổ sung và nâng cao những kiến thức về dân cư, kinh tế - xã hội. Có được các kiến thức về địa lí Cà Mau. - Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất, quản lí xã hội, - Liên hệ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước. 2/Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3/Thái độ: - Giáo dục các em có ý thức tham gia xây dựng địa phương, góp phần xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. 4/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, bảng thống kê số liệu, biểu đồ; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Tài liệu địa lí địa phương. - Số liệu về gia tăng dân số, kết cấu dân số, giáo dục, y tế. 2/HS chuẩn bị: - Đọc trước bài, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Kiểm tra bài cũ:(5’) a) Đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? b) Thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? - GV: Nhận xét cho điểm từng cá nhân. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 188
  5. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 2/Khởi động:(2’) Mục tiêu: Trình bày một vài nguyên nhân dẫn đến biến động dân số ở Cà Mau. - Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động dân số ở Cà Mau? 3/Hình thành kiến thức:(33’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(20’)1/Dân cư và lao động: Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về dân cư và lao động ở Cà Mau. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Dựa trên thông tin đã tìm hiểu được. + Tìm hiểu về: gia tăng dân số, kết cấu dân số, sự phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế của Cà Mau? - HS: Trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. III/ Dân cư và lao động: 1/ Gia tăng dân số: - Số dân: 1.206.980 người (năm 2009). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Năm (%) Năm (%) 1996 1,99 2000 1,78 1997 1,92 2002 1,96 1998 1,87 2005 1,60 1999 1,83 2009 1,33 - Gia tăng cơ giới: 0 0 Năm ( /00) Năm ( /00) 1996 - 0,65 1999 1,01 1997 0,05 2000 0,84 1998 0,48 - Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số: + Sinh nhiều. + Người từ nơi khác di cư đến. - Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất: Dân số tăng nhanh đời sống khó khăn. 2/ Kết cấu dân số: * Giới tính, độ tuổi: - Số dân ở độ tuổi lao động đông nhất. - Những năm gần đây, kết cấu dân số theo nhóm tuổi có chuyển biến tích cực nhờ chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình. * Lao động: (Năm 2009) - Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế: + Nông, lâm và ngư nghiệp: 68,77% + Công nghiệp và xây dựng: 8,49% + Dịch vụ: 22,74% Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 189
  6. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 * Dân tộc: Có 23 dân tộc. - Người Kinh: 97,16% - Người Khmer: 1,86% - Còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác. * Ảnh hưởng của kết cấu dân số đến phát triển kinh tế xã hội: - Người Kinh: Trồng lúa; làm nương rẫy; chăn nuôi gia súc, gia cầm; buôn bán; sản xuất công nghiệp; dịch vụ mức thu nhập trung bình. - Người Khmer: Độc canh cây lúa thu nhập thấp. - Người Hoa: Trồng lúa, làm nương rẫy, chăn nuôi, buôn bán, sản xuất nông phẩm hàng hóa mức thu nhập khá. 3/ Sự phân bố dân cư: - MĐDS: 226 người/km2 (năm 2009). - Dân cư phân bố không đều. - Dân số tăng nhanh. - Các loại hình cư trú: + Nông thôn: Lúa, rừng, thủy sản, + Đô thị: Thương mại, giáo dục, văn hóa, chính trị, 4/ Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế: - Các loại hình văn hóa dân gian: Lễ hội truyền thống (Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc). - Các hoạt động văn hóa truyền thống: Đờn ca tài tử, - Tình hình phát triển giáo dục: + Các trẻ em hầu hết được đến trường. + Thực hiện chương trình phổ cập tiểu học, THCS ở các huyện thị. + Các huyện đều có trường PTTH, + Số trường, lớp: tăng. + Chất lượng giáo dục ngày một nâng lên. - Tình hình phát triển y tế: Phát triển mạnh khắp các địa phương. *HĐ2:(13’)IV/Kinh tế: Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm kinh tế chung về Cà Mau. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cặp đôi: Dựa trên thông tin đã tìm hiểu được. + Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới? Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế? Thế mạnh kinh tế của Cà Mau? + Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của Cà Mau so với cả nước? - HS: Trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. IV/ Kinh tế: 1/ Đặc điểm chung: * Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, cùng với cả nước nền kinh tế Cà Mau đã có những chuyển đổi lớn, tập trung các mặt: - Hướng vào phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 190
  7. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Nền kinh tế Cà Mau, nhóm ngành thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn giữ vị trí chủ yếu. - Nền kinh tế Cà Mau phát triển nhanh và tương đối ổn định. - Về phân bố kinh tế, cùng với những chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự phân bố kinh tế của tỉnh có những thay đổi đáng kể. Phát triển công nghiệp: Năm Căn, Sông Đốc, Khánh Hội, Gành Hào, Cái Đôi Vàm, Vàm Đình, Trí Phải, - Tiềm năng kinh tế của tỉnh rất lớn: Khu công nghiệp khí - điện - đạm, khu sinh quyển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, du lịch, * Sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua các năm: Năm Nông nghiệp (%) Công nghiệp (%) Dịch vụ (%) 1996 67,85 16,10 16,05 1997 63,40 16,96 19,64 1998 60,47 20,26 19,27 1999 59,74 20,46 19,80 2000 56,00 23,00 21,00 2001 57,91 21,21 20,68 2009 41,50 34,37 24,13 * Nông nghiệp là thế mạnh kinh tế của tỉnh. Trình độ phát triển kinh tế vẫn còn thấp so với cả nước. 4/Luyện tập:(4’) Mục tiêu: Nhận xét được tình hình gia tăng dân số của tỉnh. Gia tăng dân số có ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội. Trình bày được tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của Cà Mau. a) Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh. Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội? b) Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới? Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế? Thế mạnh kinh tế của Cà Mau? 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài mới, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK và sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học để tiết sau làm bài được tốt hơn. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 191