Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 42 đến 47 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga

ÔN TẬP

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng:

1/Kiến thức:  Hệ thống lại kiến thức về hai vùng kinh tế: Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Dân cư - xã hội.

- Tình hình phát triển kinh tế.

- Các dạng biểu đồ.

2/Kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh.

- Làm việc với hệ thống câu hỏi SGK.

3/Năng lực hình thành:

         - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề.

         - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II/CHUẨN BỊ GV - HS:

1/GV chuẩn bị: 

- Hệ thống câu hỏi ôn tập. 

2/HS chuẩn bị: 

- Ôn lại các kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi đã cho.

doc 17 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 42 đến 47 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_42_den_47_nam_hoc_2020_2021_duong.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 42 đến 47 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga

  1. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 26/02/2021 Tuần: 24 Tiết: 42 ÔN TẬP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về hai vùng kinh tế: Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Dân cư - xã hội. - Tình hình phát triển kinh tế. - Các dạng biểu đồ. 2/Kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh. - Làm việc với hệ thống câu hỏi SGK. 3/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi ôn tập. 2/HS chuẩn bị: - Ôn lại các kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi đã cho. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Khởi động:(2’) - Nhắc lại những điều tâm đắc nhất của các em về một trong 3 vùng kinh tế (Tây Nguyên ĐNB và ĐBSCL). 2/Hình thành kiến thức:(38’) - GV: Nêu câu hỏi các nhóm thảo luận thi đua nhau trả lời nhận xét, bổ sung kết luận chung. 1/ Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Tây Nguyên ĐNB và ĐBSCL? * Tây Nguyên: Giáp Lào, Cam-pu-chia, giáp vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, không giáp biển. * ĐNB: Nằm liền kề với ĐBSCL, giáp Cam-pu-chia, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Biển Đông. * ĐBSCL: Nằm liền kề phía tây vùng ĐNB, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 165
  2. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 2/ Trình bày ĐĐTN và TNTN của vùng Tây Nguyên, vùng ĐNB và vùng ĐBSCL và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh - tế xã hội? * Tây Nguyên: - Thuận lợi: Tây Nguyên có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành: + Đất badan màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp. + Rừng chiếm diện tích lớn. + Khí hậu mát mẽ thích hợp cho nhiều loại cây trồng và du lịch. + Nước, địa hình: phát triển thủy điện. + Giàu tài nguyên khoáng sản: Bôxit. - Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô. * ĐNB: - Thuận lợi: + Địa hình thoải mặt bằng xây dựng tốt. + Đất ba dan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. + Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú đánh bắt hải sản. + Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí Khai thác dầu khí. + Có nhiểu địa điểm du lịch nổi tiếng: Bến cảng Nhà Rồng, tiềm năng phát triển du lịch. - Khó khăn: + Trên đất liến ít khoáng sản. + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. * ĐBSCL: - Thuận lợi: + Biển và hải đảo: Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, tôm cá và hải sản quý phong phú. Nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho việc khai thác hải sản. + Đất đai: Gồm 4 triệu ha, gấp 3 lần Đồng bằng sông Hồng. Trong đó 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt; 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn. + Rừng: Có rừng ngập mặn ven biển, chiếm diện tích rất lớn ở bán đảo Cà Mau, tài nguyên sinh vật phong phú. + Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. Tổng lượng bức xạ lớn. + Nước: Kênh rạch chằng chịt, nguồn nước sông Mê Công dồi dào. Vùng nước mặn nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn. + Có nhiều địa điểm du lịch phát triển tiềm năng du lịch. - Khó khăn: + Đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ. + Cải tạo đất phèn, đất mặn. + Cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. 3/ Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng ĐNB và ĐBSCL? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 166
  3. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 13/03/2021 Tuần: 26, 27 Tiết: 44, 45 BÀI 37: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Tính được tỉ trọng sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. - Chọn và vẽ được các dạng biểu đồ với bảng số liệu đã cho. - Trình bày đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thủy sản. - Phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2/Kĩ năng: - Tính toán, xử lí số liệu, lựa chọn biểu đồ thích hợp. - Phân tích biểu đồ, lược đồ và bảng thống kê số liệu; phân tích mối quan hệ địa lí. - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phân tích thế mạnh của vùng. 3/Thái độ: - Giáo dục các em ý thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (tiết 2). 4/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Biểu đồ mẫu. - Bảng số liệu về tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước. - Bản đồ ĐLTN và bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2/HS chuẩn bị: - Giấy A4, viết chì, màu, III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 172
  4. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 1/ Khởi động:(5’) Trình bày những hiểu biết của bản thân về ngành thủy sản ở địa phương ta? 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của các em cho tiết thực hành:(2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của các em. 3/Hình thành kiến thức: Mục tiêu: Vẽ được biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở vùng ĐBSCL, ĐBSH và cả nước. Trình bày được ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thủy sản. Phân tích được tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. *H Đ1: (15’) Hướng dẫn HS cách làm bài: - Dựa vào bảng số liệu đã cho, chọn biểu đồ thích hợp nhất. - Xử lí số liệu thành %. - Vẽ biểu đồ theo số liệu đã xử lí. *H Đ2: (1’) Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm phải làm hoàn thành cả hai bài tập trong 2 tiết. *H Đ3: (60’) Các nhóm thảo luận hoạt động hoàn thành bài làm của nhóm mình. Bài tập 1: a) Xử lí số liệu: Sản lượng ĐBSCL (%) ĐBSH (%) Cả nước (%) Cá biển khai thác 41,5 4,6 100,0 Cá nuôi 58,4 22,8 100,0 Tôm nuôi 76,7 3,9 100,0 b) Vẽ biểu đồ: 100% 80% Các vùng kinh tế khác 60% ĐBSH 40% ĐBSCL 20% 0% Cá biển cá nuôi Tôm nuôi khai thác Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL, ĐBSH so với cả nước năm 2002 Bài tập 2: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 173
  5. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 1/ Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? * ĐKTN: Diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn: Hai sông Tiền và sông Hậu cùng nhiều kênh rạch đã giúp cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển, lại thêm nhiều vùng ruộng ven biển trồng lúa không có hiệu quả kinh tế đã chuyển sang nuôi tôm, cá. Nguồn cá, tôm dồi dào: nước mặn, nước lợ; các bãi tôm, bãi cá trên biển rộng lớn. * Nguồn lao động: Lực lượng lao động dồi dào, có óc sáng tạo nên hạ thấp được giá thành chi phí. Người lao động có kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đông đảo. Người dân ở ĐBSCL thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh. * Cơ sở chế biến: Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản. * Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Ngoài một số sản phẩm và tôm nuôi tiêu thụ tại nội địa, các sản phẩm chủ yếu được chế biến, đông lạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế như: Nhật Bản, Bắc Mĩ, khối EU. 2/ Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? ĐKTN, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Diện tích vùng nước rộng lớn, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau, do nuôi tôm đem lại thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu, thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu. 3/ Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục? * Khó khăn: Phong trào nuôi tôm phát triển quá mạnh, thiếu đất nên có vùng đã phá rừng ngập mặn để lấy đất, khiến triều cường tràn sâu vào đất liền gây thiệt hại cho nông nghiệp. Các hộ nuôi không nắm bắt kĩ thuật, thả con giống không đúng thời vụ, môi trường nuôi bị ô nhiễm thường có hậu quả tai hại tôm chết hàng loạt. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh không thích hợp nên bị thị trường nước ngoài không cho nhập sản phẩm, có nước kiện tôm, cá ta bán phá giá thị trường quốc nội của họ. * Biện pháp khắc phục: - Tập huấn kĩ thuật. - Cần quan tâm đến vấn đề môi trường. - Thị trường tiêu thụ, *H Đ4: (6’) - HS trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung kết luận chung. - GV: Cho các em tự nhận xét và cho điểm nhóm mình. - GV: Sửa chữa, nhận xét ghi điểm các nhóm. 4/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở ghi ở lớp. - Đọc trước bài 38, xem kĩ hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. * Nhận xét tiết học: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 174
  6. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Ngày soạn: 16/03/2021 Tuần: 28 Tiết: 46 BÀI 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Chứng minh được Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển. - Trình bày được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Phân tích mối quan hệ việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững. 2/Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta. Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên môi trường. 3/Thái độ: - Giáo dục các em yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường. 4/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Bản đồ ĐLTN Việt Nam. Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam. - Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam. Sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta. Cảng cá tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 175
  7. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 2/HS chuẩn bị: - Xem kĩ lược đồ, các sơ đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Kiểm tra bài cũ:(5’) - GV: Nhận xét ưu khuyết điểm bài kiểm tra 1 tiết. 2/Khởi động:(2’) Mục tiêu: Trình bày ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. - Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng? 3/Hình thành kiến thức:(33’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(15’)1/Biển và đảo Việt Nam: Mục tiêu: Chứng minh được Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát a) Vùng biển nước ta: bản đồ ĐLTN Việt Nam, H38.1, H38.2 SGK. + Xác định vị trí đường bờ biển nước ta? + Đường bờ biển nước ta có đặc điểm gì? - Đường bờ biển nước ta dài, có nhiều tỉnh và thành phố nằm giáp biển. + Nêu giới hạn từng bộ phận vùng biển nước - Vùng biển rộng gồm: nội thủy, ta? lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. b) Các đảo và quần đảo: + Kể tên và xác định vị trí các đảo và quần Trong vùng biển nước ta có đảo lớn ở vùng biển nước ta? nhiều đảo và quần đảo: - HS: Quan sát bản đồ, lược đồ, sơ đồ, đọc - Có hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ. thông tin trả lời câu hỏi. - Có những đảo nằm ven bờ và có - Liên hệ giáo dục các em tình yêu quê những quần đảo nằm xa bờ. hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ tài nguyên môi trường. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. *HĐ2:(18’)2/Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Phân tích mối quan hệ việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát bản đồ ĐLTN Việt Nam, kết Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 176
  8. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 hợp quan sát sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta. + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát Nguồn tài nguyên biển phong phú triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Cho ví dụ minh họa. (HS trả lời tốt GV tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. có thể ghi điểm cho các em). - HS: Quan sát sơ đồ, đọc thông tin trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Đọc thông tin kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Kể tên các ngành kinh tế biển? Trình a) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải bày đặc điểm: tiềm năng, sự phát triển, sản: hạn chế và phương hướng phát triển? Ngành thủy sản đã phát triển tổng (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm cho hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế các em). biến hải sản. - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. b) Du lịch biển - đảo: - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội Du lịch phát triển nhanh trong những dung. năm gần đây. - Hướng dẫn các em phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ vùng biên giới hải đảo. 4/Luyện tập:(4’) Mục tiêu: Giải thích được vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển và công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. a) Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? b) Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản? 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 177
  9. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 16/03/2021 Tuần: 29 Tiết: 47 BÀI 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tt) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biển khoáng sản, giao thông vận tải biển. Đặc biệt, thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. Giải thích được việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững. - Chứng minh được thực trạng giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo, xác định được nguyên nhân và hậu quả của nó. Liệt kê được một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 2/Kĩ năng: - Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và thực tế. Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 3/Thái độ: - Giáo dục các em thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ môi trường biển - đảo của nước ta. Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển - đảo. 4/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ,; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Bản đồ ĐLTN Việt Nam. Bản đồ GTVT biển. - Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển. - Tranh ảnh về khai thác khoáng sản biển, sự giảm sút tài nguyên, bảo vệ môi trường biển - đảo. 2/HS chuẩn bị: - Xem kĩ lược đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Khởi động:(3’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 178
  10. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Mục tiêu: Giải thích về môi trường biển - đảo hiện nay tại sao cần được bảo vệ. - Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? 3/Hình thành kiến thức:(36’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(18’)2/Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biển khoáng sản, giao thông vận tải biển. Đặc biệt, thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. Giải thích được việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Quan sát c) Khai thác và chế biến khoáng bản đồ ĐLTN Việt Nam, kết hợp quan sát sản biển: lược đồ H39.2 SGK. + Tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế, Khai thác và chế biến khoáng phương hướng phát triển của ngành khai thác sản biển (nhất là dầu khí) là một và chế biến khoáng sản biển? (HS trả lời tốt trong những ngành công nghiệp GV có thể ghi điểm cho các em). hàng đầu ở nước ta. +HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát H39.1, H39.2, đọc thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bản thân. + Kể một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta? + Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ? + Tìm các cảng biển và các tuyến giao thông đường biển ở nước ta? + Việc phát triển GTVT biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta? (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm cho các em). +HS: Quan sát lược đồ, đọc thông tin trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Quan sát d) Phát triển tổng hợp giao thông bản đồ ĐLTN Việt Nam, kết hợp quan sát vận tải biển: lược đồ H39.2 SGK. + Tiềm năng, sự phát triển, những hạn chế, Giao thông vận tải đang phát phương hướng phát triển tổng hợp giao thông triển mạnh cùng với quá trình biển của nước ta? (HS trả lời tốt GV có thể nước ta hội nhập vào nền kinh tế ghi điểm cho các em). thế giới. + Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng? (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm cho các em). Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 179
  11. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 +HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. *HĐ2:(18’)III/Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo: Mục tiêu: Chứng minh được thực trạng giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo, xác định được nguyên nhân và hậu quả của nó. Liệt kê được một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - GV: Giới thiệu cho các em về sự giảm sút a) Sự giảm sút tài nguyên và ô nghiêm trọng nguồn tài nguyên biển nước ta: nhiễm môi trường biển - đảo: Diện tích rừng giảm, san hô giảm, một số sinh vật biển có thể bị tuyệt chủng như đồi mồi, bào ngư, - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Đọc thông tin SGK và dựa vào những hiểu biết của bản thân. + Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút tài Tài nguyên và môi trường biển nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở - đảo nước ta rất phong phú nước ta? (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm nhưng đang có dấu hiệu suy cho các em). thoái: Diện tích rừng giảm, san hô + Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi giảm, một số sinh vật biển có thể trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả bị tuyệt chủng như đồi mồi, bào gì? (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm cho các ngư, em). +HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. - Liên hệ giáo dục các em thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ môi trường biển - đảo của nước ta. Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển - đảo. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Đọc b) Các phương hướng chính để thông tin SGK, kết hợp những hiểu biết của bảo vệ tài nguyên và môi trường bản thân. biển: + Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ - Phương hướng (SGK). thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - Nhà Nước đề ra những phương - đảo? (HS trả lời tốt GV có thể ghi điểm cho hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài các em). nguyên và môi trường biển - đảo. - GV: Giới thiệu với các em một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển: + Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. + Công ước đa dạng sinh học, - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. 4/Luyện tập:(5’) Mục tiêu: Giải thích được ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển và trình bày được những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển cũng như những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 180
  12. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 a) Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước? b) Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? c) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài mới, xem kĩ biểu đồ và hệ thống câu hỏi SGK để tiết sau làm bài thực hành tốt hơn. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 181