Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

1. Tình hình và nguyên nhân tai nạn giao thông ở nước ta

2. Sự cần thiết của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

3. Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học

4. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học

5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ATGT ở tiểu học

ppt 57 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

  1. I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH 1. Tìnhhình và nguyên nhân tai nạn giao thông ở nước ta 2. Sự cần thiết của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh 3. Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học 4. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học 5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ATGT ở tiểu học
  2. I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH 1. Tình hình và nguyên nhân tai nạn giao thông ở nước ta 2. Sự cần thiết của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh 3. Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học 4. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học 5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ATGT ở tiểu học
  3. 1. Tình hình và nguyên nhân tai nạn giao thông ở nước ta * Tình hình tai nạn giao thông - Năm 2014: + Đường bộ = 25.322 vụ; 8996 người chết; 24.417 người bị thương. + Đường thủy = 150 vụ; 129 người chết; 17 người bị thương. - 6 tháng đầu năm 2015, TNGT đường bộ: 11.231 vụ; 4.354 người chết; 10.497 người bị thương. Tai nạn giao thông ở nước ta vẫn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  4. 6 tháng đầu năm 2015: Có 10 tỉnh giảm trên 20% số người chết vì tai nạn giao thông: Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Tĩnh (đặc biệt Bắc Giang giảm trên 50% số người chết). Có 9 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng trên 25% là Lai Châu, Bạc Liêu, Yên Bái, Trà Vinh, Đồng Nai, Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cà Mau.
  5. * Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông - Ý thức của người tham gia giao thông còn thấp: đi sai phần đường và làn đường; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, xe máy điện; người đi bộ qua đường không đúng quy định; không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông; hành khách đi trên tàu thuyền/đò quá tải không mặc áo phao cứu sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt và đường thủy;
  6. - Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật giao thông. - Đường giao thông ở nhiều nơi không đảm bảo an toàn: đường hẹp, nhiều ổ gà, hư hỏng mà không được sửa chữa; nhiều bến đò không có đăng kí hoạt động.
  7. - Phương tiện tham giao giao thông đường bộ tăng quá nhanh, trong đó có nhiều phương tiện quá hạn sử dụng, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; nhiều tàu thuyền/đò cũ nát, không có chứng nhận đăng kiểm.
  8. 2. Sự cần thiết của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh * Tình hình thực hiện trật tự, an toàn giao thông của học sinh Phần lớn học sinh còn có ý thức chưa cao khi tham gia giao thông: - Đi bộ dưới lòng đường và băng qua đường không đúng quy định. - Chạy xe đạp dàn hàng ngang trên đường gây cản trở giao thông. - Chạy xe vượt đèn đỏ.
  9. - Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện. - Đi trên tàu thuyền/đò quá đông người. - Không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cầm tay khi đi đò, đi tàu phà ngang sông
  10. * Vì sao phải giáo dục an toàn giao thông cho học sinh? 1/ Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả cho con người và xã hội: - Gây thiệt hại cho tính mạng và sức khỏe con người. - Làm ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí của con người. - Gây rối loạn về an ninh, trật tự: kẹt xe, ùn tắc xe làm cản trở giao thông. - Gây thiệt hại lớn về tài sản của xã hội và gia đình người bị nạn. → TNGT đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân học sinh, cho gia đinh và xã hội.
  11. 2/ Để đảm bảo an toàn cho bản thân HS và cho mọi người, HS cần: - Có hiểu biết quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông:Biết cách đi trên đường bộ, đường thủy theo đúng quy định: đi bộ trên đường, qua đường theo lối đi dành cho người đi bộ; đi xe đạp theo phần đường dành cho người đi xe đạp; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; mặc áo phao khi đi trên tàu thuyền/đò qua sông; - Biết cách phòng, tránh tai nạn nguy hiểm trên đường giao thông. → HS cần được học về ATGT theo các chủ đề một cách hệ thống.
  12. 3/ Học sinh là đối tượng tham gia giao thông đông đảo nhất ở nước ta hiện nay, là đối tượng chịu ảnh hưởng của văn hóa giao thông một cách trực tiếp nhất và rõ nét nhất. Việc thực hiện hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho HS là một bộ phận không tách rời của quá trình giáo dục đạo đức công dân, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật nơi công cộng, ngoài xã hội.
  13. 4/ Giáo dục an toàn giao thông cho HS sẽ tạo ra thế hệ công dân mới, coi việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như một yêu cầu tất yếu đối với người công dân trong xã hội văn minh.
  14. * Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục ATGT cho HS. - Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; - Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục;
  15. - Chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQG- BGDĐT ngày 05/8/2013 giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2013-2018; - Kế hoạch số 108/KH-BGDĐT ngày 4 tháng 3 năm 2015 về triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2015.
  16. 3. Mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học * Về kiến thức HS có những hiểu biết cơ bản ban đầu của pháp luật về trật tự, an toàn khi tham gia giao thông, ở mức độ phù hợp với lứa tuổi: + Đi bộ; ngồi sau xe đạp, xe máy; + Các loại tín hiệu đèn điều khiển giao thông; một số biển báo giao thông thường gặp; một số hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; + Đi trên thuyền/đò, tàu, phà qua sông;
  17. * Về kĩ năng HS có một số kĩ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông (biết cách đi bộ trên đường giao thông, cách đi qua đường, ngồi trên xe đạp, xe máy, đi xe đạp, đi trên thuyền, bè và qua cầu phà, đi trên các phương tiện giao thông khác, ).
  18. * Về thái độ - Hình thành ở HS thói quen và ý thức tự giác khi tham gia giao thông trật tự an toàn, đúng pháp luật. - Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm pháp luật giao thông. - Hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh.
  19. 4. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho HS tiểu học Hệ thống các bài học về an toàn giao thông theo khối lớp
  20. Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tìm hiểu giao Hệ thống báo Chủ đề Tìm hiểu Tìm hiểu Tìm hiểu thông đường hiệu đường 1 đường phố đường phố đường bộ bộ bộ Hiệu lệnh của Biển báo hiệu Chủ đề Đèn tín hiệu người điều Biển báo hiệu Đi xe đạp an giao thông 2 giao thông khiển giao đường bộ toàn đường bộ thông Ngồi sau xe Chủ đề Đi xe đạp an Đi bộ an toàn Đi bộ an toàn Đi bộ an toàn đạp, xe máy 3 toàn an toàn An toàn khi đi Ngồi sau xe Ngồi sau xe trên các Đi qua cầu Chủ đề Ngồi sau xe máy, xe đạp đạp, xe máy phương tiện đường bộ an 4 máy an toàn an toàn an toàn giao thông toàn công cộng An toàn khi đi Thực hiện Thực hiện Chủ đề 5 qua đường văn hoá giao văn hoá giao sắt thông thông An toàn khi đi An toàn giao An toàn giao Chủ đề 6 trên thuyền, thông đường thông đường bè thuỷ sắt
  21. Cấu trúc mỗi chủ đề: 1/ Nội dung bài học Ở các lớp 1, 2, 3 có các hình ảnh, với lời dẫn phổ biến kiến thức để các em bước đầu làm quen với yêu cầu về an toàn giao thông, làm quen với các kĩ năng tham gia giao thông an toàn; từng bước hình thành ý thức tham gia giao thông theo trật tự, an toàn, vì con người và vì cộng đồng.
  22. • Không ngồi thuyền chở quá đầy, chen chúc, vì rất nguy hiểm, có thể bị ngã xuống nước.
  23. Ở lớp 4 và 5, có các hình ảnh về hành vi đúng hoặc sai của người tham gia giao thông, để học sinh quan sát, khai thác, nhận xét và tự lĩnh hội kiến thức về an toàn giao thông.
  24. 2/ Ghi nhớ Tóm tắt những nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ ứng xử cơ bản nhất cần hình thành ở học sinh sau mỗi chủ đề bài học.
  25. Ví dụ: Chủ đề 6- Lớp 3 Ghi nhớ : Chuẩn bị và kiểm tra xe cẩn thận trước khi đi. Ngồi thăng bằng trên xe, điều khiển xe bằng hai tay ; đi với tốc độ vừa phải để có thể chủ động xử lí các tình huống khó khăn Đi vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ hoặc mép đường bên phải theo chiều đi của mình. Nghiêm túc tuân thủ các báo hiệu giao thông (đèn tín hiệu, hiệu lệnh của cảnh sát, biển báo, ) và các quy tắc an toàn đối với người đi xe đạp.
  26. 3/ Bài tập Trong phần cuối bài ở các lớp 4 và 5 có các bài tập trắc nghiệm, tình huống, tự luận hoặc thực hành để học sinh củng cố kiến thúc, rèn luyện kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn tham gia giao thông mà các em thường gặp. Ví dụ về tình huống: Một số bạn có thói quen khi vừa tan học thì phóng xe đạp thật nhanh từ trong cổng trường ra đường. Theo em, hành vi đó có nguy hiểm như thế nào? Nếu bạn cùng lớp em có hành vi đó, em sẽ góp ý cho bạn như thế nào?
  27. 5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ATGT ở tiểu học a) Phương pháp dạy học - Đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với rèn luyện kĩ năng, hành vi và phát triển thái độ đúng đắn, tích cực cho HS. Từng bước hình thành và phát triển ở HS thói quen tham gia giao thông trật tự, ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông.
  28. - Phát huy vai trò chủ động, tích cực của HS thông qua việc tổ chức các giờ học chính khóa và trong các hoạt động ngoại khóa. HS là chủ thể của hoạt động, GV là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động.
  29. - GV lựa chọn và sử dụng kết hợp một cách hợp lí, khéo léo các phương pháp dạy học tích cực, nhất là các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, thi đố, tổ chức trò chơi,
  30. - Dạy học ATGT phải gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội và cuộc sống của HS.
  31. Trên cơ sở nội dung và hình ảnh minh họa trong sách “Giáo dục an toàn giao thông” cần tăng cường sử dụng và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học về ATGT: tranh ảnh, băng hình, mô hình đèn tín hiệu, biển báo giao thông, sa bàn giao thông, mô hình mô phỏng các tình huống giao thông, các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, Thiết bị dạy học ATGT có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của giờ học, làm cho hoạt động của HS trở nên dễ dàng hơn, HS được rèn luyện kĩ năng tốt hơn.
  32. Để dạy học ATGT có kết quả, cần trang bị cùng thiết bị trợ giúp cho việc học tập thực tế, giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Hiện nay một số trường tiểu học đã đầu tư giáo án điện tử thông minh, điều đó hỗ trợ rất nhiều cho các tiết học về an toàn giao thông, giáo viên có thể đưa các tình huống thực tế, các hình ảnh trực quan sinh động để giúp học sinh nhận thức tốt hơn về các quy định của pháp luật TTATGT và bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
  33. Tùy theo từng bài học như an toàn khi đi xe máy, đi bộ qua đường an toàn, biển báo hiệu giao thông đường bộ mà mỗi thầy cô giáo sẽ sử dụng đồ dùng dạy học do trường tự làm hoặc bộ dụng cụ của thư viện như các bảng dấu đi đường để minh họa cho bài giảng.
  34. b) Hình thức tổ chức dạy học ATGT Cần được thực hiện linh hoạt: - Lồng ghép vào các tiết học đạo đức. - Lồng ghép kết hợp trong giờ sinh hoạt lớp, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các hoạt động ngoại khóa. - Tổ chức các cuộc thi có liên quan đến ATGT ở phạm vi toàn trường hoặc phạm vi khối lớp. Qua các cuộc thi, HS được củng cố các bài đã học, đồng thời, bổ sung thêm hiểu biết khi các em tham gia giao thông trên đường. Ví dụ cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”,
  35. II- GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 1. Cấu trúc bài soạn 1. Mục tiêu bài học gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ, là những yêu cầu mà HS cần đạt được sau mỗi bài học. 2. Chuẩn bị là phần hướng dẫn, gợi ý GV và để GV dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị trước điều kiện cần thiết, đồ dùng dạy học để bài học đạt kết quả. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Tuỳ theo đặc điểm về nhận thức của HS ở trường, lớp mình và tình trạng giao thông ở địa phương mà GV lựa chọn các hoạt động dạy học phù hợp. 4. Củng cố bài học
  36. 2. Một số bài soạn minh họa (file riêng)