Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 29 đến 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

BÀI 26:  VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tt)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng:

1/Kiến thức:  

- Trình bày được vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về kinh tế biển. Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế, học sinh nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, cũng như xã hội của vùng.

- Chứng minh được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

2/Kĩ năng:

          - Kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề quan tâm trong điều kiện cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Đọc, xử lí số liệu, phân tích quan hệ không gian đất liền - biển - đảo Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.

3/Thái độ:

- Giáo dục các em có ý thức trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.

4/Năng lực: 

          - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán.

          - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

doc 12 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 29 đến 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_29_den_32_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 29 đến 32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 10/12/2020 Tuần: 15 Tiết: 29 BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tt) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Trình bày được vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về kinh tế biển. Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế, học sinh nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, cũng như xã hội của vùng. - Chứng minh được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 2/Kĩ năng: - Kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề quan tâm trong điều kiện cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Đọc, xử lí số liệu, phân tích quan hệ không gian đất liền - biển - đảo Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. 3/Thái độ: - Giáo dục các em có ý thức trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển. 4/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 2/HS chuẩn bị: - Xem kĩ biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Khởi động:(2’) Mục tiêu: Trình bày thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Giải thích tại sao hoạt động khai thác hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh? 2/Hình thành kiến thức:(35’) HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *HĐ1:(10’)4/Tình hình phát triển kinh tế: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 95
  2. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 a)Nông nghiệp: Mục tiêu: Trình bày được vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về kinh tế biển. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, kết hợp quan sát H26.1, bảng 26.1 SGK. + Nhận xét về sản phẩm nông nghiệp của - Chăn nuôi bò; ngư nghiệp là thế vùng Duyên hải nam Trung Bộ? mạnh của vùng, bao gồm: Nuôi + Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. trồng thủy sản là thế mạnh của vùng?(HS trả lời tốt, GV có thể ghi điểm cho các em). + Xác định các bãi tôm, bãi cá? - HS: Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm: Quan sát bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, quan sát H26.1, đọc thông tin SGK, kết hợp những kiến thức đã học. + Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản? - HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát H26.2 SGK, kết hợp giới thiệu thêm cho các em về số liệu cụ thể của ngành ngư nghiệp. + Hoạt động trồng trọt của vùng có thuận lợi - Trồng rừng phòng hộ, xây dựng và khó khăn gì? hệ thống hồ chứa nước, để phòng + Hiện nay Đảng và Nhà nước ta, cùng nhân chống thiên tai. dân trong vùng làm thế nào để phòng chống - Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp thiên tai?(HS trả lời tốt, GV có thể ghi điểm hạn chế. Sản lượng lương thực cho các em). bình quân đầu người thấp hơn - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. mức trung bình của cả nước. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. - GV: Giáo dục các em ý thức trồng và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường. *HĐ2:(10’)b)Công nghiệp: Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế công nghiệp của vùng. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát quan sát bản đồ địa lí kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, quan sát H26.1, bảng 26.2, đọc thông tin SGK. + Nhận xét về sự tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp có cơ cấu đa dạng: công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung công nghiệp cơ khí, chế biến Bộ so với cả nước? nông sản thực phẩm khá phát + Nhận xét về hoạt động công nghiệp của triển. vùng? Kể các ngành công nghiệp của vùng? - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 96
  3. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. *HĐ3:(7’)c)Dịch vụ: Mục tiêu: Trình bày được dịch vụ cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, quan sát lược đồ H26.1 SGK, đọc thông tin SGK. + Nêu những điều kiện thuận lợi của vùng - Dịch vụ vận tải, du lịch tập trung ở để ngành dịch vụ phát triển? các thành phố, thị xã ven biển: Đà + Kể các bãi biển nổi tiếng? Di sản văn Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. hóa? + Vì sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của - Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Non vùng?(HS trả lời tốt, GV có thể ghi điểm Nước, Nha Trang, Mũi Né, cho các em). - Quần thể di sản văn hóa: Phố cổ - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Hội An, Di tích Mỹ Sơn. - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. *HĐ4:(8’)5/Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Mục tiêu: Chứng minh được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Quan sát bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, kết hợp quan sát lược đồ H26.1 SGK. + Kể tên và xác định vị trí các trung tâm * Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, kinh tế quan trọng của vùng? Qui Nhơn, Nha Trang. + Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng? + Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV: Tổ chức cho HS HĐ cá nhân: Cho * Vùng kinh tế trọng điểm miền các em đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát Trung: lược đồ H6.2 SGK. + Xác định vị trí và kể tên các tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? + Cho biết diện tích, dân số? + Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm? Vùng kinh tế trọng điểm miền - HS: Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. Trung có tầm quan trọng không chỉ - GV: Nhận xét, bổ sung chốt nội dung. với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. 3/Luyện tập:(5’) Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 97
  4. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Mục tiêu: Vẽ được biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1995 và năm 2011. Nhận xét và giải thích. Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng Khai thác Nuôi trồng 1995 223,6 216,8 6,8 2011 795,1 713,9 81,2 a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1995 và năm 2011. b) Nhận xét và giải thích. 5/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK để tiết sau thực hành tốt hơn. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 98
  5. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 10/12/2020 Tuần: 15 Tiết: 30 BÀI 27: THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. - Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2/Kĩ năng: Quan sát, đọc lược đồ, bản đồ, phân tích bảng thống kê số liệu. 3/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2/HS chuẩn bị: - Đọc trước bài mới, xem kĩ bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/ Kiểm tra sự chuẩn bị của các em:(2’) 2/Hình thành kiến thức:(38’) Mục tiêu: Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. *H Đ1: (7’) Hướng dẫn HS cách làm bài: - Bài 1: Quan sát lược đồ, bản đồ, đọc chú giải: Xác định các cảng biển, bãi cá, bãi tôm, cơ sở sản xuất muối, những bãi biển có giá trị du lịch Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 99
  6. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Bài 2: Quan sát, đọc bảng số liệu về sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ. Dựa trên bảng số liệu và kiến thức đã học để so sảnh sản lượng nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng. *H Đ2: (1’) Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm phải làm hoàn thành hai bài tập. *H Đ3: (30’) Các nhóm thảo luận hoạt động hoàn thành bài làm của nhóm mình. 1/ Bài 1: Xác định trên lược đồ: Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ 1) Các cảng biển Vinh, Đồng Hới, Huế Qui Nhơn, Nha Trang 2) Các bãi tôm, bãi cá Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Phan Huế, Vịnh Bắc Bộ Rang, Phan Thiết 3) Cơ sở sản xuất muối Cà Ná, Sa Huỳnh 4) Những bãi biển có Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Non Nước, Sa Huỳnh, Qui giá trị du lịch nổi tiếng Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô Nhơn, Mũi Né, Nha Trang - Có nhiều đầm phá thuận - Ngư nghiệp là thế mạnh Nhận xét tiềm năng lợi cho việc đánh bắt và của vùng bao gồm cả nuôi phát triển kinh tế biển ở nuôi trồng thủy sản. trồng và đánh bắt thủy sản. Bắc Trung Bộ và duyên - Một số cồn cát ven biển - Coa nhiều mặt hàng xuất hải Nam Trung Bộ. đang được khai thác để khẩu: mực, tôm, cá; phát nuôi tôm trên cát. triển nghề làm muối; 2/ Bài 2: * So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: - Tổng sản lượng thủy sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (có số liệu minh chứng). - Sản lượng thủy sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (có số liệu minh chứng). - Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản cao hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ (có số liệu minh chứng). * Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng? - Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn: + Có đường bờ biển dài nhất trong tất cả các vùng kinh tế của nước ta, tất cả các tỉnh đều được giáp biển. + Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn. + Có các ngư trường trọng điểm: Ninh thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu. + Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn ở vùng Bắc Trung Bộ. + Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 100
  7. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản, - Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Hiện nay việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt, *H Đ4: (4’) - HS trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung kết luận chung. - GV: Cho các em tự nhận xét và cho điểm nhóm mình. - GV: Sửa chữa, nhận xét ghi điểm các nhóm. 3/Hướng dẫn về nhà:(1’) - Về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở ghi ở lớp. - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 101
  8. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 10/12/2020 Tuần: 16 Tiết: 31, 32 ÔN TẬP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng hệ thống lại kiến thức về địa lí Việt Nam: 1/Kiến thức: - Dân cư. - Kinh tế chung. - Các vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. 2/Kĩ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh, nhận xét, thiết lập mối quan hệ địa lí. - Làm việc với các biểu đồ, lược đồ và hệ thống câu hỏi SGK. 3/Năng lực: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi ôn tập. Các dạng bài tập. 2/HS chuẩn bị: - Ôn lại các kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi đã cho và làm các dạng bài tập. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/- Kiểm tra sự chuẩn bị của các em:(5’) 2/Hình thành kiến thức:(80’) - GV: Nêu câu hỏi các nhóm thảo luận thi đua nhau trả lời nhận xét, bổ sung kết luận chung (có thể tiết 1 ôn lí thuyết, tiết 2 ôn bài tập). A/ ĐỊA LÍ DÂN CƯ: 1/ Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta? Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả: * Đối với phát triển kinh tế: - Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao. - Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 102
  9. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu. - Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm. * Sức ép đối với tài nguyên môi trường: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác quá mức. - Môi trường ô nhiễm. - Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp, * Sức ép đối với chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao. - GDP/người thấp. - Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, - Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn. 2/ Trình bày những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? * Thành tựu: - Tỉ lệ người lớn biết chữ cao. - Mức thu nhập bình quân dầu người tăng. - Tuổi thọ trung bình tăng. - Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. - Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi. * Hạn chế: - Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. 3/ Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp gì? * Vì: - Số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông. - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn 28,2%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị 6,8%. - Mỗi năm tăng hơn một triệu lao động. - Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội. * Giải pháp giải quyết vấn đề việc làm: - Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng. - Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 4/ Phân biệt hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta? Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 103
  10. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Mật độ dân số thấp. - Mật độ dân số cao. - Nhà cửa quây quần thành thôn, - Nhà cửa quây quần thành phố xá, xóm, làng, bản, - Hoạt động kinh tế chủ yếu là công - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, nghiệp, dịch vụ. lâm, ngư nghiệp. B/ ĐỊA LÍ KINH TẾ: I/ KINH TẾ CHUNG: * Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: 1/ Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện như thế nào? - Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thể hiện ở ba mặt chủ yếu: + Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 2/ Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? * Thành tựu: - Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. - Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. - Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. * Thách thức: - Sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo. - Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. - Vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo. - Những bất cập trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. - Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: - Các nhân tố tự nhiên: Đất, khí hậu, nước, sinh vật. - Các nhân tố kinh tế xã hội: Lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước. * Sự phát triển và phân bố nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi. * Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp thủy sản. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: * Sự phát triển và phân bố công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm. * Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ: Cơ cấu ngành dịch vụ, đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta. * Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. * Thương mại và du lịch. II/ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 104
  11. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 1/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm dân cư - xã hội (đặc điểm, thuận lợi, khó khăn) của từng vùng (Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ)? 2/ Trình bày thế mạnh kinh tế của từng vùng? Giải thích? 2a/ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Khai thác khoáng sản ở vùng Đông Bắc, phát triển thủy điện ở vùng Tây Bắc. 2b/ Đồng bằng sông Hồng: Phát triển nông nghiệp. 2c/ Bắc Trung Bộ: Khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. 2d/ Duyên hải Nam Trung Bộ: Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản. 3/ Một số câu hỏi dạng đề mở. 3a/ Việc phát triển các dịch vụ điện thoại Internet có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội nước ta? * Tích cực: Dịch vụ điện thoại Internet giúp cho việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được tiện lợi và nhanh chóng nhất, đi đôi với việc phát triển các dịch vụ chất lượng cao như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, dạy học trên mạng. * Tiêu cực: Thông tin hình ảnh bạo lực, đồi trụy nguy hại, 3b/ Hà Nội và TP HCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á TBD? * Có vị trí đặc biệt thuận lợi: - Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. - Hai TP đông dân nhất nước ta. - Tập trung nhiều tài nguyên du lịch. * Đây là khu vực gần nước ta. Khu vực đông dân và phát triển nhanh. 3c/ Tại sao Hà Nội và TP HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? - Đây là hai TP đông dân, hai đầu mối GTVT, viễn thông lớn nhất cả nước. - Tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. - Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. - Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật, ăn uống, đều phát triển mạnh. 4/ Kể được các trung tâm kinh tế lớn và các địa điểm du lịch nổi tiếng của các vùng (Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ)? C/ CÁC DẠNG BÀI TẬP: Hướng dẫn các em làm một số dạng bài tập: 1/ Cho bảng số liệu về diện tích rừng nước ta năm 2012 (ha) Tổng cộng Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 15373063 7406558 5827314 2139191 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2012? Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 105
  12. ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về cơ cấu và vai trò các loại rừng ở nước ta hiện nay? 2/ Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2000 - 2013. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2007 2010 2013 Khai thác 1660,9 1987,9 2074,5 2414,4 2803,8 Nuôi trồng 590,0 1478,9 2124,6 2728,3 3215,9 Tổng sản lượng 2250,9 3466,8 4199,1 5142,7 6019,7 a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong tổng sản lượng của nước ta qua các năm? b) Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2000 - 2013? c) Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự phát triển ngành thủy sản nước ta thời gian qua. 3/ Cho bảng số liệu: Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2005 2011 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 12,7 13,5 a) Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha). b) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam. c) Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta? 3/Hướng dẫn về nhà:(5’) - Nhắc lại trọng tâm cần cho việc kiểm tra HKI. - HS học kĩ nội dung ôn tập để kiểm tra tốt hơn. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang 106