Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 33+34 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng:
1/Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về:
- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, tình hình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
- Vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ.
2/Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, tính toán.
- Làm việc với bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK.
3/Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II/CHUẨN BỊ GV - HS:
1/GV chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi ôn tập, các bài tập mẫu.
2/HS chuẩn bị:
- Ôn lại các kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi đã cho và các dạng bài tập vẽ biểu đồ, cách nhận xét biểu đồ.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tuan_3334_nam_hoc_2020_2021_duong_thi_t.doc
Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 33+34 - Năm học 2020-2021 - Dương Thị Thùy Nga
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 05/04/2021 Tuần: 33 Tiết: 51 ÔN TẬP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về: - Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, tình hình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo. - Vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ. 2/Kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, tính toán. - Làm việc với bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. 3/Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi ôn tập, các bài tập mẫu. 2/HS chuẩn bị: - Ôn lại các kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi đã cho và các dạng bài tập vẽ biểu đồ, cách nhận xét biểu đồ. III/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1/Khởi động:(2’) - Nhắc lại những điều tâm đắc nhất của các em về một trong 2 vùng kinh tế (ĐNB và ĐBSCL) hoặc biển đảo. 2/Hình thành kiến thức:(38’) - GV: Nêu câu hỏi các nhóm thảo luận thi đua nhau trả lời nhận xét, bổ sung kết luận chung. 1/ Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của ĐNB và ĐBSCL? * ĐNB: Nằm liền kề với ĐBSCL, giáp Cam-pu-chia, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Biển Đông. * ĐBSCL: Nằm liền kề phía tây vùng ĐNB, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông. 2/ ĐKTN và TNTN của vùng ĐNB và vùng ĐBSCL có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội? Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 192
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 * Vùng ĐNB: - Thuận lợi: + Địa hình thoải mặt bằng xây dựng tốt. + Đất ba dan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. + Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú đánh bắt hải sản. + Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí Khai thác dầu khí. + Có nhiểu địa điểm du lịch nổi tiếng: Bến cảng Nhà Rồng, tiềm năng phát triển du lịch. - Khó khăn: + Trên đất liến ít khoáng sản. + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. * Vùng ĐBSCL: - Thuận lợi: + Biển và hải đảo: Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, tôm cá và hải sản quý phong phú. Nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho việc khai thác hải sản. + Đất đai: Gồm 4 triệu ha, gấp 3 lần Đồng bằng sông Hồng. Trong đó 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt; 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn. + Rừng: Có rừng ngập mặn ven biển, chiếm diện tích rất lớn ở bán đảo Cà Mau, tài nguyên sinh vật phong phú. + Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. Tổng lượng bức xạ lớn. + Nước: Kênh rạch chằng chịt, nguồn nước sông Mê Công dồi dào. Vùng nước mặn nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn. + Có nhiều địa điểm du lịch phát triển tiềm năng du lịch. - Khó khăn: + Đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ. + Cải tạo đất phèn, đất mặn. + Cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. 3/ Trình bày đặc điểm đân cư xã hội của vùng ĐNB và vùng ĐBSCL? * Vùng ĐNB: - Đặc điểm: Đông dân, MĐDS cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. TPHCM là một trong những TP đông dân nhất cả nước. - Thuận lợi: Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động * Vùng ĐBSCL: - Đặc điểm: Đông dân; ngoài người Kinh còn có người Chăm, Hoa, Khơ-me. - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao. 4/ Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng ĐNB và vùng ĐBSCL? * Vùng ĐNB: - Công nghiệp: + Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 193
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 + Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng. + Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm. + Các trung tâm công nghiệp lớn: TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. - Nông nghiệp: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta. - Dịch vụ: + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. + Cơ cấu đa dạng. * Vùng ĐBSCL: - Nông nghiệp: + Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. + Vai trò, tình hình sản xuất lương thực thực phẩm và phân bố. - Công nghiệp: + Bắt đầu phát triển. + Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các ngành vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Dịch vụ: + Bắt đầu phát triển. + Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. 5/ Các trung tâm kinh tế của vùng: ĐNB và ĐBSCL? - ĐNB: Thành phố Hồ chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. - ĐBSCL: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. 6/Trình bày một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta? Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hiện nay? * Nguyên nhân: + Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do: - Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ. - Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện, - Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ) của vùng biển - đảo. - Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng. + Ô nhiễm môi trường biển - đảo do: - Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo. - Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí. - Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển. * Hậu quả: - Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta. - Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo). Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 194
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 - Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển - đảo. * Liên hệ: Không khai thác tài nguyên quá mức, giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây gây rừng, - GV: Hướng dẫn các em một số dạng bài tập. Bài 3 trang 133: Dạng 1: * Vẽ biểu đồ: (HS vẽ biểu đồ cột chồng cũng được điểm tối đa) 7000 6000 5000 Đồng bằng 4000 sông Cửu Long 3000 Cả nước 2000 1000 0 2008 2010 2012 2013 Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2008 - 2013 Dạng 2: * Xử lí số liệu: Năm 2008 2010 2012 2013 ĐBSCL 58,7 58,3 58,2 56,6 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 * Vẽ biểu đồ: (HS vẽ biểu đồ cột chồng cũng được điểm tối đa) 100 90 80 70 Đồng bằng 60 sông Cửu Long 50 40 Cả nước 30 20 10 0 2008 2010 2012 2013 Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2008 - 2013 Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 195
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 * Nhận xét - Giải thích: - Từ năm 2008 đến năm 2013, sản lượng thủy sản của ĐBSCL liên tục tăng, từ 2701,9 nghìn tấn (năm 2008) lên 3408,3 nghìn tấn (năm 2013), tăng gấp 1,26 lần. - Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất thủy sản của cả nước (trên 50% qua các năm). ĐBSCL là vùng sản xuất thủy sản quan trọng của cả nước. - Chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2008 dến năm 2013) tăng lên 1,26 lần, do: + Đồng bằng sông Cửu Long có ba mặt giáp biển; có nhiều bãi cá, bãi tôm nên thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. + Hai sông Tiền, sông Hậu cùng nhiều kênh rạch đã giúp cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển, lại thêm nhiều vùng ruộng ven biển trồng lúa không có hiệu quả kinh tế đã chuyển sang nuôi tôm. Lực lượng lao động dồi dào, có óc sáng tạo nên hạ thấp được giá thành chi phí. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp ĐBSCL phát triển ngành thủy sản. Vì vậy sản lượng thủy sản ở ĐBSCL luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 50%) so với các vùng kinh tế khác qua các năm. 3/Hướng dẫn về nhà:(3’) - Nhắc lại trọng tâm cần cho việc kiểm tra HKII. - Học kĩ nội dung ôn tập để kiểm tra HKII tốt hơn. * Nhận xét tiết học: IV/RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 196
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 20/04/2021 Tuần: 34 Tiết: 52 KIỂM TRA HỌC KÌ II I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng: 1/Kiến thức: Trình bày được kiến thức trọng tâm về: - VTĐL, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư - xã hội. - Tình hình phát triển kinh tế. Các trung tâm kinh tế. Của hai vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Biển - đảo (Trình bày một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta. Những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hiện nay). 2/Kĩ năng: Trình bày sạch, đẹp, đúng yêu cầu. II/CHUẨN BỊ GV - HS: 1/GV chuẩn bị: MA TRẬN ĐỀ: Vận dụng (30%) Chủ đề Nhận biết (30%) Thông hiểu (40%) Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Các địa điểm - Trình bày du lịch nổi được đặc tiếng. điểm đân cư, - Kể các trung xã hội và tác tâm kinh tế lớn động của của vùng. chúng tới sự Vùng - Trình bày phát triển kinh Đông được đặc điểm tế của vùng. Nam Bộ tự nhiên, tài - Trình bày nguyên thiên được đặc nhiên của vùng điểm phát và tác động của triển kinh tế chúng đối với của vùng. phát triển kinh tế - xã hội. 40% 25% TSĐ 15% TSĐ TSĐ = = 2,5 điểm = 1,5 điểm 4,0 điểm Vùng - Vị trí địa lí và - Trình bày Nhận xét Tính được Đồng giới hạn lãnh được đặc được về tỉ trọng sản bằng thổ. điểm tự nhiên, sản lượng lượng thủy sông - Kể các trung tài nguyên thủy sản ở sản ở Đồng Cửu tâm kinh tế lớn thiên nhiên Đồng bằng bằng sông Long của vùng. của vùng và sông Cửu Cửu Long. tác động của Long và cả Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 197
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 chúng đối với nước. phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm đân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. 40% 10% TSĐ 10% TSĐ 10% TSĐ 15% TSĐ TSĐ = = 0,5 điểm =1,0 điểm = 1,0 điểm = 1,5 điểm 4,0 điểm Trình bày đặc Biện pháp điểm tài bảo vệ tài nguyên và nguyên và môi trường môi trường biển, đảo ; biển đảo ở Biển - một số biện nước ta. đảo pháp bảo vệ Liên hệ tài nguyên và thực tế. môi trường biển đảo ở nước ta. 20% 15% TSĐ 5% TSĐ TSĐ = = 1,5 điểm = 0,5 điểm 2,0 điểm TSĐ: 10 3,0 điểm 4,0 điểm 3,0 điểm Tổng số 30% 40% 30% câu: 10 3 câu 4 câu 3 câu 2/HS chuẩn bị: Học, hiểu và trình bày được nội dung. III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/Ổn định lớp: - Kiểm sĩ số: 2/Kiểm tra: * HĐ1: Phát đề kiểm tra. * HĐ2: HS làm bài. IV/CỦNG CỐ: - GV: Nhắc lại đáp án để HS tự chấm điểm cho mình. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 198
- ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2020-2021 V/HƯỚNG DẪN: - Đọc trước bài mới, xem kĩ lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê số liệu và hệ thống câu hỏi SGK. * Nhận xét tiết kiểm tra: RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: Năm Căn, ngày .tháng năm TỔ TRƯỞNG Trường THCS Phan Ngọc Hiển Dương Thị Thùy Nga Trang 199