Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

ĐỌC THẦM:
Em đọc thầm bài “Câu chuyện về con lừa” để trả lời các câu hỏi sau :
(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 6)
Khi con lừa bị rơi xuống giếng, người nông dân đã:
a. kêu la thảm thiết.      b. nhờ người kéo nó lên.
c. tìm cách cứu nó.       d. nhờ người lấp đất chôn nó.
Người nông dân quyết định chôn con lừa vì:
a. nó đã chết dưới giếng.         b. cái giếng sâu và khô cạn.
c. nó không còn ích lợi gì.       d. không còn cách nào cứu được nó.
Chi tiết nào cho thấy con lừa rất can đảm trước sự nguy hiểm?
pdf 15 trang Hạnh Đào 09/12/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lo.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. Số KTĐK GIỮA KÌ 2 - NĂM HỌC 2012 - 2013 Trường Tiểu học: báo Môn TOÁN – LỚP 4 danh Ngày 21/03/2013 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp: Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Phân số lớn hơn 1 là: 4 5 6 5 a. b. c. d. 5 6 5 5 2. Số 41 được viết dưới dạng phân số là: 1 41 41 41 a. b. c. d. 41 1 4 41 3 13 7 3. Trong các phân số ; ; , phân số tối giản là: 27 15 54 7 a. b. c. d. và 54 4. 53000dm2 = m2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: a. 53 b. 530 c. 5300 d. 530000 B. Nối các phân số bằng nhau: 3 30 4 7 7 40 9 35 3 14 24 28 1 4 60 56 63 5 PHẦN II: /7đ a. Sắp xếp các phân số theo thứ tự 7 Bài 1: /2đ b. Tìm y, biết: : y = 14 3 4 5 6 9 từ lớn đến bé: ; ; ; 4 3 8 6
  2. THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT Bài 2: ./2đ Tính giá trị biểu thức: 3 1 5 5 10 - x : + 4 4 4 3 6 3 7 Bài 3: ./2đ Một trường tiểu học có 1620 học sinh, trong đó số học sinh đến trường bằng xe máy, số 9 học sinh còn lại đến trường bằng các phương tiện khác (xe đạp hoặc đi bộ). a. Tính số học sinh đến trường bằng xe máy. b. Số học sinh đến trường bằng xe đạp ít hơn số học sinh đi bộ là 98 em. Hỏi có bao nhiêu em đi bộ đến trường? Bài 4: /1đ Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 15cm, chiều rộng 7cm và đoạn FC = 3cm (xem hình vẽ). Tính diện tích hình bình hành EBFD. A E B D F C
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 5 KIỂM TRA GIỮA HKII – NĂM HỌC 2012 – 2013 PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: (0,5đ/câu) 1. Phân số lớn hơn 1 là: 4 5 6 5 a. b. c. d. 5 6 5 5 2. Số 41 được viết dưới dạng phân số là: 1 41 41 41 a. b. c. d. 41 1 4 41 3 13 7 3. Trong các phân số ; ; , phân số tối giản là: 27 15 54 7 a. b. c. d. và 54 4. 53000dm2 = m2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: a. 53 b. 530 c. 5300 d. 530000 B. Nối các phân số bằng nhau: 1đ 3 30 4 7 7 40 9 35 3 14 24 28 1 4 60 56 63 5 PHẦN II: /7đ Bài 1: /2đ a. Sắp xếp các phân số theo thứ tự 7 b. Tìm y, biết: : y = 14 4 6 3 5 9 từ lớn đến bé: ; ; ; (1đ) 3 6 4 8 y = : 14 (0,5đ) 1 y = (0,5đ) 18 Bài 2: ./2đ Tính giá trị biểu thức: 3 1 5 5 4 1 5 10 1 17 - x = - = = (1đ) : + 4 = + 4 = (1đ) 4 4 3 12 12 4 6 3 4 4
  4. Bài 3: ./2đ Các bước giải cần có: a. Tính số HS đến trường bằng xe máy (1đ), gồm: - Lời giải phù hợp với phép tính: 0,5đ - Kết quả đúng: 0,5đ b. Tính tổng số HS đến trường bằng xe đạp và đi bộ: 0,5đ Tính số HS đi bộ đến trường: 0,5đ Sai hoặc thiếu đơn vị: trừ 0,5đ Sai hoặc thiếu đáp số: trừ 0,5đ Bài 4: ./1đ A E B D F C Các bước giải cần có: Tính độ dài đáy hình bình hành EBFD: 0,5đ Tính diện tích hình bình hành EBFD: 0,5đ Sai hoặc thiếu đơn vị: trừ 0,5đ Sai hoặc thiếu đáp số: trừ 0,5đ
  5. Số KTĐK GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2012 - 2013 Trường Tiểu học . báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 4 danh KIỂM TRA ĐỌC Họ tên: Ngày 22/03/2013 Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự A. ĐỌC THẦM: Câu chuyện về con lừa (Bài in riêng) B. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 1. Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau: a. Bài “Hoa học trò” (sách TV lớp 4/ tập 2, trang 43 ) Đoạn 1 : “Phượng không phải hoa học trò.” Đoạn 2 : “Mùa xuân bất ngờ vậy.” b. Bài “Thắng biển” ( sách TV lớp 4/ tập 2 trang 76 ) Đoạn 1 : “Gió lên chống giữ.” Đoạn 2 : “Một bên là biển ngụp xuống.” c. Bài “ Dù sao trái đất vẫn quay” (sách Tiếng Việt lớp 4/ tập 2, trang 85) Đoạn 1 : “Xưa kia mặt trời.” Đoạn 2 : “Chưa đầy một thế kỉ trái đất quay.” 2. Giáo viên nêu 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc và yêu cầu học sinh trả lời . Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ , rõ ràng / 1 đ 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) / 1 đ 3. Giọng đọc có biểu cảm / 1 đ 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu / 1 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu / 1 đ Cộng / 5 đ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ * HƯỚNG DẪN KIỂM TRA : GV ghi tên đoạn văn, số trang trong SGK TV 4, tập 2 vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó. * HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ : 1. Đọc sai từ 1 đến 3 tiếng : trừ 0,5 điểm, đọc sai 4 tiếng trở đi : trừ 1 điểm 2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : trừ 0,5 điểm Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : trừ 1 điểm 3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 0,5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 1 điểm 4. Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1 phút đến 2 phút : trừ 0,5 điểm Đọc quá 2 phút : trừ 1 điểm 5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm
  6.  Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Câu chuyện về con lừa” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 6) Câu 1: Khi con lừa bị rơi xuống giếng, người nông dân đã: /0,5đ a. kêu la thảm thiết. b. nhờ người kéo nó lên. c. tìm cách cứu nó. d. nhờ người lấp đất chôn nó. Câu 2: Người nông dân quyết định chôn con lừa vì: /0,5đ a. nó đã chết dưới giếng. b. cái giếng sâu và khô cạn. c. nó không còn ích lợi gì. d. không còn cách nào cứu được nó. Câu 3: Chi tiết nào cho thấy con lừa rất can đảm trước sự nguy hiểm? /0,5đ Câu 4: Từ “nó” trong câu “Hất nó xuống và bước lên trên” có ý chỉ: /0.5đ a. con lừa. b. người nông dân. c. tảng đất. d. cái giếng. Câu 5: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? /0.5đ Câu 6: Câu văn “Anh ta nhờ người lấp đất chôn con lừa tội nghiệp.” thuộc kiểu: / 0.5đ a. câu kể “Ai làm gì?” b. câu khiến. c. câu kể “Ai thế nào?” d. câu hỏi. Câu 7: Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu văn sau: “Dù bị bầm dập và kiệt sức, cuối cùng /0,5đ con lừa già đã vui mừng bước lên khỏi miệng giếng.” Câu 8: Viết 4 từ cùng nghĩa với từ “can đảm”. /1đ Câu 9: Đặt 1 câu kể “Ai làm gì?” nói về sự can đảm. / 0,5đ
  7. Số KTĐK GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP danh KIỂM TRA VIẾT Họ tên: Ngày /10/2012 Thời gian: phút Học sinh lớp: Giám thị Số mật mã Số thứ tự  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự / 5đ I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): Thời gian 15 phút. Bài “Buổi sớm trên cánh đồng.” (Sách Tiếng Việt tập 1, trang 14), học sinh viết tựa bài, đoạn “Từ làng trắng muốt”.
  8.  / 5đ II. TẬP LÀM VĂN: ( phút) Đề bài Bài làm
  9. Câu chuyện về con lừa Người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng sâu và khô cạn. Nó đau đớn kêu la thảm thiết. Người nông dân cố gắng tìm cách kéo nó lên nhưng vô hiệu. Thương con lừa của mình, người nông dân quyết định giúp nó nhanh chóng kết thúc sự đau đớn. Anh ta nhờ người lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa kinh hoàng vì những gì người nông dân đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: cứ mỗi lần tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống để ngoi lên trên. Nó đã làm như vậy từng chút từng chút một. Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu mỗi khi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”. Những tảng đất tưởng chừng sẽ đè bẹp và chôn sống con lừa đã cứu sống nó. Dù bị bầm dập và kiệt sức, cuối cùng con lừa già đã vui mừng bước lên khỏi miệng giếng. Sưu tầm trên internet Câu chuyện về con lừa Người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng sâu và khô cạn. Nó đau đớn kêu la thảm thiết. Người nông dân cố gắng tìm cách kéo nó lên nhưng vô hiệu. Thương con lừa của mình, người nông dân quyết định giúp nó nhanh chóng kết thúc sự đau đớn. Anh ta nhờ người lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa kinh hoàng vì những gì người nông dân đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: cứ mỗi lần tảng đá rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống để ngoi lên trên. Nó đã làm như vậy từng chút từng chút một. Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu mỗi khi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”. Những tảng đất tưởng chừng sẽ đè bẹp và chôn sống con lừa đã cứu sống nó. Dù bị bầm dập và kiệt sức, cuối cùng con lừa già đã vui mừng bước lên khỏi miệng giếng. Sưu tầm trên internet
  10. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 KIỂM TRA GIỮA HKII – NĂM HỌC 2012 – 2013 Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Câu chuyện về con lừa” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 6) Câu 1: Khi con lừa bị rơi xuống giếng, người nông dân đã: /0,5đ a. kêu la thảm thiết. b. nhờ người kéo nó lên. c. tìm cách cứu nó. d. nhờ người lấp đất chôn nó. Câu 2: Người nông dân quyết định chôn con lừa vì: /0,5đ a. nó đã chết dưới giếng. b. cái giếng sâu và khô cạn. c. nó không còn ích lợi gì. d. không còn cách nào cứu được nó. Câu 3: Chi tiết nào cho thấy con lừa rất can đảm trước sự nguy hiểm? /0,5đ Dù bị rơi xuống giếng sâu và bị đau đớn ê ẩm mỗi khi tảng đất ập xuống nhưng con lừa vẫn cố gắng chịu đựng và can đảm chiến đấu để thoát khỏi cái chết đang cận kề. Câu 4: Từ “nó” trong câu “Hất nó xuống và bước lên trên” có ý chỉ: /0.5đ a. con lừa. b. người nông dân. c. tảng đất. d. cái giếng. Câu 5: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? /0.5đ HS có thể trình bày nhiều cách nhưng cần thể hiện được nội dung về sự can đảm trong tình huống khó khăn, nguy hiểm. Câu 6: Câu văn “Anh ta nhờ người lấp đất chôn con lừa tội nghiệp.” thuộc kiểu: / 0.5đ a. câu kể “Ai làm gì?” b. câu khiến. c. câu kể “Ai thế nào?” d. câu hỏi. Câu 7: Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu văn sau: “Dù bị bầm dập và kiệt sức, cuối cùng /0,5đ con lừa già đã vui mừng bước lên khỏi miệng giếng.” Câu 8: Viết 4 từ cùng nghĩa với từ “can đảm”. /1đ 4 từ đúng: đạt 1đ; 2-3 từ đúng: đạt 0,5đ Câu 9: Đặt 1 câu kể “Ai làm gì?” nói về sự can đảm. Các yêu cầu cần đạt: / 0,5đ - Đúng kiểu câu kể Ai làm gì? - Đảm bảo nội dung - Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
  11. CHÍNH TẢ - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm - Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm - Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, bài không sạch sẽ trừ 1 điểm toàn bài. TẬP LÀM VĂN A – Yêu cầu : 1. Thể loại: văn miêu tả 2. Nội dung: - HS viết được bài văn tả loài hoa mà mình có dịp quan sát, các chi tiết học sinh chọn lọc để phải phù hợp với đặc điểm của loại cây được chọn, thể hiện rõ kĩ năng quan sát, miêu tả, lời văn sinh động, tự nhiên. - HS phải nêu được vẻ đẹp, ích lợi (hoặc sự liên quan) của loài hoa đó đối với một mùa tương ứng theo cách nhìn nhận chung của mọi người hoặc theo suy nghĩ riêng cuả cá nhân. 3.Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân đối, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động - Diễn đạt thành câu lưu loát, biết liên kết các câu cho ý mạch lạc. - Viết đúng chính tả - Trình bày bài làm rõ ràng, sạch sẽ. B - Biểu điểm : * Điểm 4,5 – 5 : bài làm hay, lời văn sinh động * Điểm 3,5 – 4 : thực hiện đầy đủ các yêu cầu ở mức độ khá, đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 2 lỗi chung. * Điểm 2,5 – 3 : các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, không quá 4 lỗi chung. * Điểm 1,5 – 2 : bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, lặp từ * Điểm 0,5 – 1 : bài làm lạc đề, sai thể loại, viết dở dang GV chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh, khuyến khích và tôn trọng sự sáng tạo của HS. Lưu ý : Trong quá trình chấm, giáo viên ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp học sinh nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo.
  12. Số KTĐK GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2012 - 2013 Trường Tiểu học báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 4 danh KIỂM TRA VIẾT Họ tên: Ngày 22/03/2013 Thời gian: 55 phút Học sinh lớp: Giám thị Số mật mã Số thứ tự  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự / 5đ I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): (15 phút) Bài “Cây trám đen” (Sách Tiếng Việt tập 2, trang 53), học sinh viết tựa bài và đoạn “Trám đen tóp mỡ.”
  13.  / 5đ II. TẬP LÀM VĂN: (40 phút) Đề bài: Hãy miêu tả một loài hoa tiêu biểu cho một mùa mà em thích nhất. Bài làm